(LSVN) - Một trong những nhiệm vụ được nêu ra trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ pháp lý có chất lượng, được đáp ứng bằng một đội ngũ luật sư có phẩm chất và năng lực cùng với thực tiễn yêu cầu cải cách tư pháp, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước. Do đó, cần thiết phải thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thiết thực để nâng cao vị thế của luật sư trong xã hội.
(LSVN) - Để bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030 nêu rõ, thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế; đổi mới công tác quản lý, chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường hội nhập quốc tế.
(LSVN) - Trong 02 ngày 15 - 16/7/2024, tại Hải Dương, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đối ngoại và bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế của Ngành BHXH Việt Nam năm 2024 cho BHXH 32 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh dự và chủ trì Hội nghị.
(LSVN) - Hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đẩy mạnh, thể hiện ở chủ trương nhất quán thông qua các nghị quyết chỉ đạo của Đảng và quyết định của Chính phủ. Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Thời gian qua, nhiệm vụ này được triển khai thực hiện theo Đề án “Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020” (Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013. Bài viết tập trung làm rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra một số hạn chế và đề xuất giải pháp để thúc đẩy hơn nữa hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.
(LSVN) - Với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nên Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của tổ chức này, đây vừa là vấn đề có tính trách nhiệm, vừa là điều kiện để chúng ta hội nhập và tận dụng nó để có cơ hội hợp tác, phát triển.
(LSVN) - "Đề án 123 về phát triển đội ngũ Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế được Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về việc phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong quá trình triển khai thời gian qua, Đề án 123 đã khẳng định được tầm quan trọng và sự cần thiết đối với công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước".
(LSVN) - Hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, kinh tế số hoá là một quá trình tất yếu đã mở ra cho nước ta nói chung cũng như hệ thống tư pháp và nghề Luật sư nói riêng những cơ hội và thách thức. Theo đó, để theo kịp bối cảnh hội nhập toàn cầu, yêu cầu, đòi hỏi tiên quyết đối với Luật sư là phải vừa có tố chất, vừa phải trau dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm, vừa nâng cao trình độ của bản thân.
(LSVN) - Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra ngày một sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Không nằm ngoài xu thế chung đó, việc hội nhập trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Với vị trí trung tâm của thiết chế bổ trợ tư pháp, Luật sư càng có vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế.
(LSVN) - Do đặc thù về ngôn ngữ, chuyên môn giảng dạy và yêu cầu về chất lượng giảng dạy nên giảng viên tham gia Chương trình đều là các Luật sư, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Kể từ khi triển khai đến nay, Chương trình đã có sự tham gia giảng dạy của một số trọng tài viên, giảng viên, chuyên gia pháp luật nước ngoài đến từ Tòa án Trọng tài quốc tế ICC, Hội đồng Trọng tài quốc tế (KCAB); Đại học SMU, Singapore; Công ty Luật Baker&McKenzie (Chi nhánh Việt Nam); Công ty Luật TNHH Rajah&Tann LCT (TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam). Tuy nhiên, cần thiết phải phát triển thêm số lượng giảng viên nước ngoài để học viên có cơ hội học tập và các kiến thức, kỹ năng thực hành nghề Luật sư đa dạng hơn và nâng cao được trình độ ngoại ngữ.
(LSVN) - Căn cứ Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Thông tư số 02/2019/TT-BTP ngày 15/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của Luật sư; Thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Luật sư và hợp tác quốc tế năm 2022, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tổ chức Khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Luật sư ngày 23/01/2022.
(LSVN) - Hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng và sâu rộng trên toàn thế giới giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, luật pháp… góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh những mặt tích cực đó còn là những thách thức cho Việt Nam – 1 quốc gia đang trên đà phát triển trong đó có cả luật pháp. Hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam đã có những thay đổi lớn nhằm đáp ứng các nhu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế.
(LSVN) - Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan, nhu cầu và định hướng phát triển của đa số các Quốc gia hiện nay. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, chúng ta đã chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cũng như mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, đã tạo ra những hiệu quả tích cực, thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phát triển nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực tư pháp nói chung và đội ngũ Luật sư, cũng như hoạt đông nghề nghiệp của Luật sư nói riêng.
(LSVN) - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp với chuẩn mực quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Tuy nhiên, quy định việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài còn tồn tại một số hạn chế. Với bài viết này, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia, phân tích các điểm hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định và vận dụng hiệu quả pháp luật trong việc công nhận và thi hành pháp quyết trọng tài nước ngoài (PQTTNN) tại Việt Nam.