(LSVN) - Tội phạm ma túy đang có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp trong khoảng thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, giải quyết các vụ án cơ quan chức năng đã gặp phải một số những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xác định vật chứng, vai trò của các đối tượng phạm tội, cá thể hoá trách nhiệm hình sự của người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong vụ án. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích dấu hiệu pháp lý của tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” - một trong những tội phạm về ma túy phổ biến nhất và chỉ ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Để đảm bảo quyền của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền bào chữa của bị cáo; cho bị cáo quyền được biết mình bị truy tố và xét xử về tội gì, theo quy định tại điểm, khoản và điều luật nào của Bộ luật Hình sự; chúng tôi đề xuất cần chỉnh sửa điểm d, khoản 1, Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng như sau: "d) Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự mà VKS truy tố và Toà án xét xử đối với bị cáo".
(LSVN) - Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là những đối tượng được Nhà nước quản lý đặc biệt và chặt chẽ. Mọi trường hợp chế tạo, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển hoặc mua bán những đối tượng này không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều bị coi là trái phép. Trong đó, tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự (BLHS) khi áp dụng còn bộc lộ một số vấn đề cần phải trao đổi và có hướng dẫn.
(LSVN) - Ngày 27/10/2022, Viện KSND Tối cao đã ban hành Văn bản số 4094/VKSTC-V2 về việc hướng dẫn một số vướng mắc trong giải quyết các vụ việc vi phạm quy định về tham gia giao thông.