Bàn về quy định liên quan người bào chữa tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự
Bàn về quy định liên quan người bào chữa tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự

(LSVN) - Quyền được bào chữa là một trong những quyền quan trọng của người bị buộc gắn liền với quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định, nhà nước có trách nhiệm phải bảo đảm cho người bị buộc tội khi tham gia hoạt động tố tụng. Trong thực tiễn, người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa bằng cách tự bào chữa hoặc nhờ người khác theo quy định của luật để bào chữa cho mình và có thể kết hợp cả hai. Thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự không chỉ góp phần bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm mà còn góp phần bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội.

Bảo đảm quyền được chỉ định người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Bảo đảm quyền được chỉ định người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có quy định về các trường hợp đặc biệt bắt buộc các cơ quan tố tụng hình sự (THTT) phải chỉ định người bào chữa (NBC) cho người bị buộc tội. Bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc một trong các trường hợp đặc biệt nêu trên bởi trong trường hợp này trình độ phát triển thể chất và tinh thần của bị cáo chưa thật hoàn thiện nên họ không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ các quyền của mình do đó pháp luật quy định cung cấp dịch vụ bào chữa miễn phí nếu họ, đại diện, người thân thích của họ không mời NBC mà vẫn muốn có NBC tham gia tố tụng. Quy định này không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam mà còn thể hiện những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS nói chung và quyền của người dưới 18 tuổi nói riêng.

Người bào chữa trong tố tụng hình sự
Người bào chữa trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, quyền bào chữa của người bị buộc tội có mối quan hệ chặt chẽ với người bào chữa, vì người bào chữa có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội; góp phần cùng với cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án; khắc phục tình trạng truy tố, kết án oan sai, bỏ lọt tội phạm; đem lại cho nền tư pháp nước nhà sự công bằng, dân chủ; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa... Bài viết đi sâu phân tích những nội dung cơ bản liên quan đến chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về 'Người bào chữa' trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Tiếp tục hoàn thiện các quy định về 'Người bào chữa' trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

(LSVN) - Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015) đã có những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục về các hoạt động tố tụng của từng giai đoạn tố tụng, nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và đáp ứng yêu cầu về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. BLTTHS 2015 được đánh giá là hoàn thiện, có nhiều nội dung mới được luật hóa, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, bảo đảm tốt hơn quyền con người trong lĩnh vực tố tụng.

Một số bất cập về quyền kháng cáo của bị cáo và người bào chữa
Một số bất cập về quyền kháng cáo của bị cáo và người bào chữa

(LSVN) - Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đây là cấp xét xử thứ hai cũng là cấp xét xử cuối cùng theo quy định của pháp luật tố tụng. Cơ sở để phát sinh giai đoạn xét xử phúc thẩm là phải có kháng cáo hoặc kháng nghị của những chủ thể có thẩm quyền. Về thẩm quyền kháng cáo, kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm đã được quy định rất rõ trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, thực tế thi hành các quy định này vẫn còn nhiều vướng mắc. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích quy định và những vướng mắc về thẩm quyền kháng cáo của bị cáo và người bào chữa.

Quyền được tiếp xúc với người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Quyền được tiếp xúc với người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

(LSVN) - Quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt [1], tạm giữ, tạm giam tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố xét xử đã được Hiến định ở khoản 4 Ðiều 31 Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra, cán bộ quản lí cơ sở giam giữ vẫn nhận thức và yêu cầu Luật sư nếu gặp, tiếp xúc, làm việc, tham dự các buổi hỏi cung với người bị tạm giữ, tạm giam phải được sự chấp thuận của cơ quan điều tra hoặc theo kế hoạch hỏi cung của điều tra viên[2], điều này nằm ngoài quy định của pháp luật. Bài viết tập trung phân tích quy định của pháp luật hiện hành đối với quyền nêu trên của người bị giữ, người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và một số vấn đề cần đặt ra.

Quyền cơ bản của người bào chữa chưa được thực thi?
Quyền cơ bản của người bào chữa chưa được thực thi?

(LSVN) - Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Thông tư liên tịch, Thông tư đơn ngành của Bộ Công an đều quy định thống nhất nhằm đảm bảo quyền của người bào chữa, quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Nhưng thực tiễn thi hành, người bào chữa vẫn gặp quá nhiều khó khăn, dẫn đến không thể thực hiện quyền này! Thiết nghĩ, có tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh quy định của luật đã được ban hành có hiệu lực trong thực tiễn thì quyền của của công dân trong tố tụng mới thật sự được bảo vệ.

Hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự
Hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự

(LSVN) - Vai trò, vị trí của người bào chữa trong tố tụng hình sự ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, trong việc bảo đảm pháp luật được thực thi đúng, đủ, hiệu quả, phòng, chống oan sai. Do đó, việc bảo đảm các quyền của người bào chữa có ý nghĩa to lớn. Mặc dù vậy, cả trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện, việc này lại thể hiện nhiều bất cập, dẫn đến người bào chữa không thể thực hiện đầy đủ các quyền của mình khi tham gia tố tụng.

Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, vấn đề thu thập chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Trong đó, người bào chữa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội có quyền được thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội và góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Bàn về sự có mặt của người bào chữa và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm
Bàn về sự có mặt của người bào chữa và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm

(LSVN) - Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Để bảo đảm thời gian xét xử vụ án diễn ra đúng theo quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án, sự có mặt của người bào chữa và những người tham gia tố tụng liên quan đến kháng cáo, kháng nghị là không thể thiếu, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.

Một số vấn đề về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Một số vấn đề về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, vấn đề thu thập chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Trong đó, người bào chữa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội có quyền được thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội và góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Sự tham gia của người bào chữa ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Sự tham gia của người bào chữa ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự

(LSVN) - Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự đã có nhiều chuyển biến tích cực, theo hướng ghi nhận và tạo điều kiện để người bị buộc tội thực hiện quyền nhờ người bào chữa. Khi người bào chữa có cơ hội tham gia tố tụng sớm, sẽ giúp thúc đẩy tiến trình tố tụng diễn ra nhanh hơn, khách quan hơn và hạn chế được những sai sót trong quá trình cơ quan tố tụng giải quyết vụ án.