Dự án Luật Dữ liệu: Quán triệt nghiêm túc quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Dự án Luật Dữ liệu: Quán triệt nghiêm túc quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

(LSVN) - Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, dự án Luật Dữ liệu là dự án Luật rất quan trọng, khi được ban hành sẽ là công cụ pháp lý, cơ sở pháp lý quan trọng cho thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, góp phần nâng tầm xếp hạng chuyển đổi số quốc gia, giúp chuyển đổi số các ngành, các cấp, các địa phương.

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát huy vai trò, vị thế nhà giáo và vấn đề đặt ra đối với Luật Nhà giáo
Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát huy vai trò, vị thế nhà giáo và vấn đề đặt ra đối với Luật Nhà giáo

(LSVN) - Tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả đã đạt được trong công tác xây dựng pháp luật, nhất là tinh thần “lập pháp chủ động” từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội khóa XV đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, có nhiều cải tiến, đổi mới thiết thực để hoàn thành chương trình lập pháp đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần đó, tại Nghị quyết số 129/2024/QH15 ngày 08/6/2024, Quốc hội đã điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trong đó có việc bổ sung dự án Luật Nhà giáo.

Nhiều bài học quý, kinh nghiệm hay từ Kỳ họp bất thường lần thứ 5 để làm tốt hơn công tác xây dựng pháp luật
Nhiều bài học quý, kinh nghiệm hay từ Kỳ họp bất thường lần thứ 5 để làm tốt hơn công tác xây dựng pháp luật

(LSVN) - Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đồng tình đánh giá cao về việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Kỳ họp này được tổ chức là cần thiết, quan trọng. Quá trình đề ra chủ trương, triệu tập kỳ họp, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện và kết quả biểu quyết thông qua các dự án luật và các dự thảo nghị quyết đều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, bám sát sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến kỳ họp bất thường. Từ đó, kỳ họp đã thành công tốt đẹp, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và cả yêu cầu kỹ lưỡng về chất lượng trong công tác xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước để kiến tạo, phát triển, đáp ứng cho yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, tháo gỡ những điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc trước mắt, đồng thời tạo điều kiện cho một môi trường pháp luật, môi trường đầu tư kinh doanh lâu dài, căn cơ.

Hoàn thiện các khái niệm vũ khí, công cụ hỗ trợ, linh kiện vũ khí, công cụ hỗ trợ
Hoàn thiện các khái niệm vũ khí, công cụ hỗ trợ, linh kiện vũ khí, công cụ hỗ trợ

(LSVN) - Thủ tướng yêu cầu cần đánh giá tác động chính sách liên quan đến Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) một cách kỹ lưỡng, bảo đảm chính sách được đưa ra là hợp lý, khả thi, hiệu quả; hạn chế các điều kiện kinh doanh không cần thiết, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để bảo đảm thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi  "tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm " trong công tác xây dựng pháp luật
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi "tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm" trong công tác xây dựng pháp luật

(LSVN) - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Xây dựng pháp luật bảo đảm sự lãnh đạo của đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp
Xây dựng pháp luật bảo đảm sự lãnh đạo của đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp

(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ-TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 “Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”. Đây là chủ trương của Đảng trong tình hình mới cần phải được nghiên cứu, tìm ra giải pháp để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp. Bài viết đưa ra bốn giải pháp đột phá trong xây dựng pháp luật, làm cơ sở để tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Ủy ban Xây dựng pháp luật và trợ giúp pháp lý của Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Ủy ban Xây dựng pháp luật và trợ giúp pháp lý của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Luật Luật sư quy định quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư thực hiện quản lý Luật sư và hành nghề Luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật này, Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Thực hiện chức năng tự quản nghề Luật sư, ngày 21/7/2022, Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành Quyết định số 141/QĐ-BTV Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Xây dựng pháp luật và trợ giúp pháp lý (gọi tắt là Ủy ban).

Đề nghị kéo dài thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội về phòng, chống dịch
Đề nghị kéo dài thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội về phòng, chống dịch

(LSVN) - Trên cơ sở kết quả tổng kết Nghị quyết số 30/2021/QH15 mà Chính phủ đã thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện những giải pháp, cơ chế chính sách và giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng chống dịch.

Các nguyên tắc trong hoạt động xây dựng pháp luật
Các nguyên tắc trong hoạt động xây dựng pháp luật

(LSVN) - Xây dựng pháp luật là một hoạt động cơ bản của nhà nước, việc nhà nước xây dựng được các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh được hiện thực khách quan, ý chí của đông đảo quần chúng nhân dân. Qua đó, để pháp luật trở thành một công cụ đích thực trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và quản lý nhà nước thì đó là một hệ thống pháp luật toàn diện. Để có một hệ thống pháp luật toàn diện, phải xác định được những nguyên tắc chỉ đạo, định hướng trong việc xây dựng pháp luật và các nguyên tắc này phải luôn luôn được đảm bảo, được sử dụng làm kim chỉ nam trong hoạt động xây dựng pháp luật, hay nói cách khác, hoạt động xây dựng pháp luật luôn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp đổi mới công tác xây dựng pháp luật
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp đổi mới công tác xây dựng pháp luật

(LSVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất tiếp tục đổi mới công tác xây dựng pháp luật; trước mắt, tham mưu cho Chính phủ và đôn đốc các bộ, cơ quan áp dụng quy trình rút gọn để sửa nhanh một số điều, khoản đang gây ách tắc cho sản xuất, kinh doanh; tăng cường sự tham gia tích cực, hiệu quả của người dân vào quá trình xây dựng pháp luật.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật: Cần đầu tư, tôn trọng thực tiễn, lắng nghe ý kiến nhiều chiều
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật: Cần đầu tư, tôn trọng thực tiễn, lắng nghe ý kiến nhiều chiều

(LSVN) - Đây là nội dung đáng chú ý tại kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01/2022 của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ trưởng, trưởng ngành cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, luật pháp; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; chú ý lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhất là ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và các đối tượng chịu tác động.

Ban hành Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01/2022
Ban hành Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01/2022

(LSVN) - Trong năm 2022, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm thực hiện đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ban hành Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01/2022
Ban hành Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01/2022

(LSVN) - Trong năm 2022, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm thực hiện đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng: Cơ quan nào làm tốt nhất thì giao việc
Thủ tướng: Cơ quan nào làm tốt nhất thì giao việc

(LSVN) - Nêu rõ quan điểm cơ quan nào làm tốt nhất thì giao việc, Thủ tướng yêu cầu tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, thực tiễn cho thấy nếu đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo, các bộ trưởng liên quan tăng cường phối hợp, hỗ trợ thì công việc sẽ trôi chảy, hiệu quả, vừa bảo đảm tiến độ, vừa nâng cao chất lượng các dự án luật.