'Bóc phốt' trên mạng xã hội: Coi chừng bị xử lý hình sự
'Bóc phốt' trên mạng xã hội: Coi chừng bị xử lý hình sự

(LSVN) - Theo Luật sư, nếu "bóc phốt" mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Làm nhục người khác" theo Điều 155, Bộ luật Hình sự 2015. Trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Còn nếu "bóc phốt" sai sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức thì người "bóc phốt" có thể sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi "Vu khống".

Vi phạm PCCC làm chết nhiều người: Có thể xử lý hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 12 năm tù
Vi phạm PCCC làm chết nhiều người: Có thể xử lý hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 12 năm tù

(LSVN) - Luật sư cho biết, nếu nguyên nhân của vụ cháy và các thiệt hại đã xảy ra là do cơ sở kinh doanh karaoke đã không tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ thì chủ cơ sở có thể bị truy cứu trách nhiệm hình về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy" (Điều 313, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017), với loại và mức hình phạt quy định cho tội danh này là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 12 năm.

Có 30 công chức Tòa án đã bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự trong 10 tháng qua
Có 30 công chức Tòa án đã bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự trong 10 tháng qua

(LSVN) - Trong 10 tháng qua, có 30 công chức Tòa án nhân dân đã bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự. Trong đó, 27 trường hợp bị xử lý kỷ luật về hành chính (khiển trách 21 trường hợp, cảnh cáo 2 trường hợp, buộc thôi việc 4 trường hợp); 1 trường hợp bị xử lý kỷ luật khiển trách về Đảng, chưa bị kỷ luật về hành chính; 2 trường hợp bị xử lý về hình sự.

CSGT dùng vũ lực gây thương tích cho người vi phạm có bị xử lý hình sự?
CSGT dùng vũ lực gây thương tích cho người vi phạm có bị xử lý hình sự?

(LSVN) - Việc Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu hai thiếu niên lái xe phân khối lớn dừng xe để kiểm tra là tuân theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nếu hai thiếu niên này không tuân thủ hiệu lệnh mà CSGT lại dùng vũ lực để trấn áp thì đây được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các cán bộ, chiến sĩ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cố ý cản trở xe cấp cứu đang làm nhiệm vụ dẫn đến bệnh nhân tử vong có bị xử lý hình sự?
Cố ý cản trở xe cấp cứu đang làm nhiệm vụ dẫn đến bệnh nhân tử vong có bị xử lý hình sự?

(LSVN) - Theo Luật sư, nếu hành vi cố ý không nhường đường, cản trở xe cứu thương (đang phát tín hiệu ưu tiên thực hiện nhiệm vụ cấp cứu) là nguyên nhân trực tiếp khiến cho bệnh nhân bị tử vong do không được cấp cứu kịp thời, thì đã có dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (Điều 260, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017), với loại và mức hình phạt là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.