Bàn về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong tố tụng

(LSVN) - Để trốn tránh khỏi sự điều tra, xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng, một bộ phận người phạm tội đã “tự làm” bệnh án tâm thần cho mình. Đây là phương thức được sử dụng nhiều, thậm chí đã xuất hiện các đường dây lớn. Do đó, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được quy định chặt chẽ, toàn diện.

Giá trị pháp lý của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính theo pháp luật Việt Nam

(LSVN) - Thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính (Liquidated Damages) là một chế tài được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng thương mại nhằm xử lý các vi phạm hợp đồng và/hoặc để phân bố rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên. Theo đó, các bên thỏa thuận một số tiền bồi thường mà một bên có thể nhận được đối với những thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia.

Một số vấn đề về xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải theo quy định của Bộ luật Lao động 2019

(LSVN) - Bộ luật Lao động đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 và bắt đầu có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2021 (BLLĐ năm 2019). Với kết cấu gồm 17 chương, 220 điều, BLLĐ 2019 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, quan trọng và sẽ có những tác động lớn đến nhiều chủ thể, đặc biệt là người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ), các bên trong quan hệ lao động (QHLĐ). Một trong những sửa đổi, bổ sung của BLLĐ năm 2019 đó là các quy định về kỷ luật lao động. Trên cơ sở tiếp tục kế thừa các quy định trước đây, đồng thời có những sửa đổi, bổ sung mới nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế đã gặp phải trên thực tiễn, BLLĐ 2019 đã có những điểm mới đáng kể trong quy định về xử lý kỷ luật lao động nói chung, xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải nói riêng.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân khi vi phạm quy định phòng chống dịch

(LSVN) – Đối với các cá nhân có hành vi làm lây lan dịch bệnh thì cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, đối với pháp nhân có vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh thì quy định trách nhiệm hình sự còn bỏ ngỏ, nhiều pháp nhân còn lơ là, chủ quan làm tiềm ẩn các yếu tố lây lan dịch bệnh.

Bàn về tội 'Đào nhiệm' theo quy định tại Điều 363 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Trong những năm qua, báo chí, dư luận trong nước bức xúc trước việc một số địa phương cử cán bộ, công chức đi học nước ngoài, trong nước nhưng sau đó không trở về địa phương phục vụ hoặc phục vụ một thời gian nhưng bỏ ngang, cán bộ, công chức từ bỏ công việc của mình không thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao… Tình trạng này đã gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách nhà nước, uy tín của hệ thống chính quyền nhưng nhìn chung chế tài xử lý với các hành vi này vẫn chưa nghiêm khắc, thiếu tính răn đe mặc dù Bộ luật Hình sự (BLHS) có nhiều quy định trong đó, quy định tội “Đào nhiệm” thuộc nhóm tội chức vụ khác. So với các tội phạm chức vụ như tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, tội ‘Đưa hối lộ”… thì tội “Đào nhiệm” ít khi bị xử lý về mặt hình sự mặc dù trong thực tiễn có nhiều hành vi thỏa mãn các yếu tố cấu thành nhưng do thiếu văn bản hướng dẫn thi hành nên khó xử lý.

Những điểm mới trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

(LSVN) - Trong những ngày này, cả nước đang hướng đến ngày bầu cử 23/5/2021, với điều kiện đặc biệt chưa từng có trong lịch sử, đó là do đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới và trong nước. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ, chặt chẽ, theo đúng kế hoạch, trình tự quy định của Luật Bầu cử và Nghị quyết của Hội đồng Bầu cử quốc gia, thể hiện quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong việc thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức thành công cuộc bầu cử.