Tiếp tục cải cách tư pháp: Những vấn đề về lý luận

(LSVN) - Tiếp tục cải cách tư pháp với tư cách là một thành tố của sự nghiệp đổi mới đất nước là nhu cầu tất yếu, cần thiết, khách quan hiện nay, là bước thứ hai của cải cách tư pháp ở nước ta. Bài viết này tìm hiểu một cách khái quát những vấn đề lý luận về tư pháp và cải cách tư pháp, góp phần luận giải những cơ sở lý luận cho việc xây dựng Chiến lược mới về cải cách tư pháp ở nước ta. Cụ thể là luận giải quan niệm về quyền tư pháp, các đặc trưng của quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, quyền tư pháp và chế độ tư pháp, các đặc điểm của nền (chế độ) tư pháp, cải cách tư pháp.

Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ kiện phát sinh từ vận đơn

(LSVN) - Việc xác định thẩm quyền xét xử vụ kiện có yếu tố nước ngoài khác hẳn với việc xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Một mặt phải dựa vào các quy định được pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế liên quan quy định để quyết định thẩm quyền xét xử của mình. Mặt khác, phải căn cứ vào các hệ thuộc của quy phạm xung đột pháp luật để tìm ra hệ thống luật của nước có liên quan để áp dụng. Việc xác định thẩm quyền xét xử là hành vi tố tụng luôn được thực hiện trước khi giải quyết xung đột pháp luật.

Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ kiện phát sinh từ vận đơn

(LSVN) - Việc xác định thẩm quyền xét xử vụ kiện có yếu tố nước ngoài khác hẳn với việc xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Một mặt phải dựa vào các quy định được pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế liên quan quy định để quyết định thẩm quyền xét xử của mình. Mặt khác phải căn cứ vào các hệ thuộc của quy phạm xung đột pháp luật để tìm ra hệ thống luật của nước có liên quan để áp dụng. Việc xác định thẩm quyền xét xử là hành vi tố tụng luôn được thực hiện trước khi giải quyết xung đột pháp luật.

Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số ở Việt Nam

(LSVN) - Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vị trí về xây dựng và phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam so với các nước trên thế giới còn chậm được cải thiện; phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Trong phạm vi bài viết này, tác giả khái quát việc triển khai xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số ở Việt Nam, chỉ ra một số hạn chế và đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. 

Bàn về tình tiết ‘Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội’ theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Người dưới 18 tuổi là đối tượng được cả xã hội quan tâm, chăm lo để phát huy đầy đủ tư duy, tố chất khi trưởng thành, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã có nhiều quy định nhằm bảo vệ tốt hơn cho người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên nhiều quy định trong BLHS đối với người dưới 18 tuổi vẫn còn nhiều bất cập hạn chế trong đó có việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”.

Đồng phạm và các dấu hiệu của đồng phạm

(LSVN) - Trong thực tế hiện nay, mỗi một tội phạm xảy ra có thể do một người thực hiện, nhưng cũng có thể do hai hoặc nhiều người cùng phối hợp thực hiện. Pháp luật Việt Nam hiện nay gọi trường hợp phạm tội do một người thực hiện đó là "phạm tội đơn lẻ" (hay riêng lẻ), còn trường hợp một tội phạm được thực hiện bởi hai hoặc nhiều người và những người này cố ý cùng chung hành động để thực hiện tội phạm ấy trong cùng một vụ án thì được gọi là "trường hợp đồng phạm".