Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tội 'Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ'

(LSVN) - Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, đây là quy định quan trọng trong việc xử lý những trường hợp có ý thức coi thường pháp luật, không chấp hành Luật Giao thông đường bộ làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn giao thông (ATGT), trực tiếp xâm phạm đến hoạt động bình thường của các phương tiện giao thông đường bộ (GTĐB), tính mạng, sức khỏe của người khác, tài sản của nhà nước, của các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án có dấu hiệu của tội này nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do bất cập trong quy định của pháp luật.

Xét xử và thi hành án hành chính: Quy định và thực tiễn

(LSVN) - Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án hành chính được thụ lý, giải quyết có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc có nội dung phức tạp khiến công tác xét xử và thi hành án hành chính được các cơ quan lập pháp, hành pháp đặc biệt quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15/11/2019 (Chỉ thị 26) về việc tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính. Ngày 22/02/2022, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/NQ-UBTP15 về việc thành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch số 389/KH-UBTP15 giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân”.  Bên cạnh sự chỉ đạo, giám sát từ Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, các bộ và cơ quan ban ngành khác như Bộ Tư pháp và các cơ quan Tòa án, thi hành án đã tích cực phối hợp, tổ chức thực hiện việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong việc giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án một cách có hiệu quả. Tuy nhiên qua thực tiễn giải quyết, do tính chất đặc thù, nhạy cảm, công tác xét xử và thi hành các vụ án hành chính trong thời gian qua còn gặp khá nhiều vướng mắc và bất cập.

Một số bất cập, vướng mắc của Bộ luật Hình sự hiện hành và hướng hoàn thiện

(LSVN) - Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, bình luận một số một số bất cập của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và đề xuất hướng hoàn thiện.

Pháp luật về giải quyết ly hôn: Thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra

(LSVN) - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và khoa học công nghệ, sự thay đổi của lối sống hiện đại dẫn đến số các vụ ly hôn ngày càng tăng. Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu đối với quản lý nhà nước từ hoàn thiện pháp luật đến việc đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc ly hôn, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên quan, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Thực trạng tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

(LSVN) - Ly hôn là điều không ai mong muốn bởi nhiều hệ lụy mà nó mang lại. Một trong số đó là việc tranh chấp giành quyền nuôi con và thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Đây cũng là một loại tranh chấp về hôn nhân gia đình phổ biến. Bài viết nêu lên thực trạng của loại tranh chấp này, các quy định hiện hành của pháp luật về giải quyết tranh chấp và những vướng mắc trên thực tế; qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

Bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật trước những tác phẩm âm nhạc mang tính dẫn dắt, kích động, tình dục và bạo lực

(LSVN) - Để có một môi trường âm nhạc an toàn thì hệ thống pháp luật là điều kiện tiên quyết cần phải vào cuộc, bên cạnh đó các cơ quan hành pháp, tư pháp của hệ thống hỗ trợ - bảo vệ trẻ em cũng phải cùng chung tay hành động tức thì để ngăn ngừa “hiểm hoạ” video âm nhạc có tính định hướng tiêu cực cho giới trẻ hiện nay.