Về hạn mức và thời gian sử dụng đất trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(LSVN) - Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước có trách nhiệm quản lý nguồn lực đất đai có hiệu quả, đúng mục đích, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội. Ngoài quy định quyền của Nhà nước trong việc quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất… thì Nhà nước còn quy định về thời hạn sử dụng các loại đất và hạn mức sử dụng đất nhằm bảo đảm đất đai được chủ thể sử dụng có trách nhiệm và hiệu quả, bảo đảm sự công bằng cũng như bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong việc sử dụng chung nguồn lực đất đai.

Một số vấn đề về quy định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi sửa đổi Luật Đất đai

(LSVN) - Dự thảo Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi) đã quy định khá rõ ràng về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục nguyên tắc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, nhất là những người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa rõ về tiêu chí để định lượng, cần được nghiên cứu và làm rõ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, chỉ ra một số điểm bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) về vấn đề này.

Bản chất, đặc điểm của kiểm soát quyền lực nhà nước

(LSVN) - Vấn đề cốt lõi có tính bản chất của xây dựng nhà nước vững mạnh, nhà nước quản trị tốt theo những nguyên tắc pháp quyền và chống lại một cách có hiệu quả tham nhũng, tiêu cực là phải kiểm soát cho được quyền lực nhà nước. Để kiểm soát được quyền lực nhà nước thì phải thấy rõ những đặc điểm, bản chất và đặc trưng cơ bản của nó. Bài viết đi sâu phân tích, làm rõ những nội dung này.

Một số vấn đề cần quan tâm để hạn chế oan, sai

(LSVN) - Pháp luật hình sự ra đời có nhiệm vụ “bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” (Điều 1 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

(LSVN) - Việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLĐ) xuất hiện nhiều bất cập và khó khăn, một số quy định của Luật Việc làm 2013 và Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều nội dung chưa sát với thực tế dẫn đến việc NLĐ không được chi trả BHTN, khó khăn trong việc tìm công việc mới khi không có sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng. Ngoài ra, tình trạng người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ đóng BHTN cho NLĐ hoặc sự lợi dụng của NLĐ để được hưởng BHTN còn diễn ra tương đối phổ biến ở các doanh nghiệp, dẫn đến quyền lợi của NLĐ đã tham gia đóng BHTN và quỹ BHTN bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Về thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động do hoàn cảnh thay đổi

(LSVN) - Thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động là nội dung cơ bản của chế định hợp đồng lao động nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Trước sự bùng nổ của khoa học-công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh ra đời, các thách thức đan xen cơ hội mới sau đại dịch Covid-19 đều là những nhân tố khiến hoàn cảnh thay đổi đã tác động trực tiếp đến quan hệ pháp luật lao động. Theo đó, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động do hoàn cảnh thay đổi tại đơn vị sử dụng lao động đối với những địa bàn có nhiều trung tâm công nghiệp đã và đang thực sự là mối quan tâm lớn của thị trường lao động. Trên cơ sở thu thập thông tin gắn kết giữa quy phạm pháp luật hiện hành với thực tiễn, bài viết nêu lên một số bất cập cần được hoàn thiện hướng đến quá trình vận dụng pháp luật lao động thống nhất chung trên phạm vi cả nước.