Bàn về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm

(LSVN) - Quy định nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” là nguyên tắc quan trọng trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Nguyên tắc này nhằm bảo đảm các bản án hình sự xét xử đúng người, đúng tôi, đúng pháp luật tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm, đồng thời tránh sai sót trong việc áp dụng pháp luật. BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều quy định về thẩm quyền Hội đồng xét xử phúc thẩm, tuy nhiên, trong thực tiễn việc áp dụng các quy định này vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau.

Góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần hoàn thiện quy định về hòa giải tranh chấp đất đai

(LSVN) - Tác giả đưa ra những trao đổi và góp ý một số nội dung liên quan đến quy định hòa giải tranh chấp đất đai theo Điều 224 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tội ‘Gian lận bảo hiểm y tế’

(LSVN) - Tội “Gian lận bảo hiểm y tế” là tội phạm được quy định tại Điều 215 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự). Theo tinh thần của điều luật, gian lận bảo hiểm y tế là hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng hoặc giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

Tiếp cận quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

(LSVN) - Nghị quyết số 08-NQ/TW về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết 08) và Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết 49) của Bộ Chính trị đã có những quan điểm chỉ đạo có tính mới, đột phá để cải cách hệ thống tư pháp nước ta. Thời điểm đó, vấn đề nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nói chung và quyền tư pháp mới được ghi nhận trong Hiến pháp (sửa đổi) 2002 về mặt lý luận, khái niệm nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp chưa được làm rõ. Chính vì vậy, Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 mới chỉ tiếp cận quyền tư pháp ở phương diện tổ chức, hoạt động của Tòa án và các cơ quan tư pháp, trong đó nhấn mạnh pháp luật tố tụng tư pháp mà chưa tiếp cận quyền tư pháp một cách tổng thể ở các phương diện khác nhau như quyền lực, phương diện giá trị trong đó có giá trị pháp quyền. Trong bối cảnh lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có kết quả được kiểm chứng, quyền tư pháp đã được nghiên cứu khá nhiều, nhận thức của Đảng về các vấn đề này đã được đưa vào Văn kiện Đại hội XIII, cải cách tư pháp trong giai đoạn mới cần có cách tiếp cận quyền tư pháp từ nhiều phương diện.

Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

(LSVN) - Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Vai trò của Luật sư trong việc hỗ trợ pháp lý cho các thương vụ M&A

(LSVN) - Sáp nhập và mua lại (M&A) mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây nhưng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế, luật sư, các nhà hoạch định chính sách cũng như giới đầu tư trong và ngoài nước... Số lượng các thương vụ M&A gia tăng nhanh chóng và quy mô ngày càng lớn hơn là minh chứng cho thấy sự phù hợp của loại hình này đối với nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển của M&A xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan mà một trong số đó phải kể đến là có sự đóng góp không nhỏ của luật sư trong việc hỗ trợ pháp lý cho các thương vụ M&A.