Một số vấn đề pháp lý về mô hình cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam

(LSVN) - Theo quy định của Luật Giáo dục đại học hiện hành, cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bao gồm đại học, trường đại học, học viện. Đại học được chia thành đại học quốc gia và đại học vùng. Học viện được hiểu theo 02 nghĩa: academy và institut… Các trường đại học lại được chia thành trường công lập và trường tư thục. Trường tư thục bao gồm cả các trường quốc tế, trường có vốn đầu tư nước ngoài. “Mô hình cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam” tưởng như không còn là vấn đề mới vì sự tồn tại của cơ sở giáo dục đại học đã trải qua nhiều thập kỷ, thậm chí hàng trăm năm tồn tại và phát triển, nhưng thực ra lại còn nguyên các vấn đề để thảo luận, thậm chí có những vấn đề dường như phải thảo luận lại từ đầu.

So sánh pháp luật hợp đồng Việt Nam với pháp luật hợp đồng Trung Quốc và những kiến nghị

(LSVN) - Xuất phát từ vị trí địa lý, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có thời gian khá dài thực hiện chính sách, pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về hợp đồng nói riêng chủ yếu được ban hành theo hình thức pháp lệnh và việc thực hiện nhiệm vụ cũng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Do đó, các chế định hợp đồng tập trung trong hệ thống quy phạm pháp luật dân sự (đối với Việt Nam) và trong Luật Hợp đồng (đối với Trung Quốc). Bài viết tập trung phân tích sự tương đồng và những khác biệt cơ bản giữa pháp luật hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc, qua đó đề xuất một số kiến nghị đối với việc tham khảo pháp luật hợp đồng Trung Quốc khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam.

Lãi chậm trả theo quyết định phần trách nhiệm dân sự của Tòa án trong các vụ án hình sự

(LSVN) - Bài viết nghiên cứu về ý nghĩa của lãi suất, trách nhiệm do chậm trả tiền phải chịu lãi (lãi chậm trả) và mức lãi áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong các vụ án hình sự khi xét xử có quyết định tuyên buộc trả khoản tiền bị chiếm đoạt, thất thoát. Bài viết cũng làm sáng tỏ những vấn đề còn hạn chế khi áp dụng quy định về lãi chậm trả vào thực tiễn xét xử án hình sự và hướng khắc phục.

Bàn về 12 điều khoản quan trọng về sáng chế tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022

(LSVN) - Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, ngoại trừ các quy định về nhãn hiệu âm thanh có hiệu lực từ ngày 14/01/2022 và các quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm đối với hóa chất nông nghiệp sẽ có hiệu lực từ ngày 14/01/2024. Trong đó, Luật SHTT năm 2022 đã có những sửa đổi sâu rộng được coi là một cuộc đại tu lớn đối với hệ thống sáng chế của Việt Nam hiện nay. Để tuân thủ các quy định trong một loạt các hiệp định về SHTT, như CPTPP, EVFTA và RCEP mà Việt Nam mới tham gia ký kết và là thành viên, nhiều điều khoản quan trọng về sáng chế đã được bổ sung và sửa đổi vào Luật SHTT năm 2022 nhằm giúp cho quá trình thẩm định sáng chế ở Việt Nam hiệu quả hơn.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển án lệ và giải pháp khắc phục

(LSVN) - Án lệ chính thức trở thành một loại nguồn luật trong hệ thống pháp luật nước ta kể từ khi Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ có hiệu lực pháp luật. Trong quá trình áp dụng, mặc dù Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 thay thế Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP và Tòa án nhân dân tối cao ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phát triển án lệ, nhưng cho đến nay, số lượng án lệ được ban hành còn hạn chế, chưa đáp ứng kỳ vọng của Tòa án nhân dân tối cao và nhu cầu của đời sống pháp lý. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng ban hành án lệ của Tòa án nhân dân tối cao; nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển án lệ và đề xuất giải pháp khắc phục.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn

(LSVN) - Kiểm sát viên là một chủ thể quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp về tranh tụng, việc tăng cường vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử cần được chú trọng. Bài viết đi sâu phân tích các hoạt động của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với phụ nữ, trẻ em, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự nói chung.