Áp dụng thời hiệu khởi kiện với yêu cầu phản tố, có hay không?
Áp dụng thời hiệu khởi kiện với yêu cầu phản tố, có hay không?

(LSVN) - Việc có áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hay không là vấn đề chúng tôi cho rằng không mới, khá phổ biến nhưng lại phức tạp. Thực tiễn cho thấy vẫn tồn tại các quan điểm và cách xử lý trái ngược nhau trong chính các cơ quan tiến hành tố tụng, trong giới Luật sư và những người làm công tác nghiên cứu pháp luật. Quan điểm đồng ý áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu phản tố thì lập luận rằng, yêu cầu phản tố cũng được coi là yêu cầu khởi kiện nên cũng phải áp dụng thời hiệu giống như yêu cầu khởi kiện. Ngược lại, quan điểm phản đối áp dụng thời hiệu với yêu cầu phản tố thì cho rằng yêu cầu phản tố luôn luôn có sau yêu cầu khởi kiện, khi nào có yêu cầu khởi kiện thì mới phát sinh yêu cầu phản tố; quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn cũng không có nội dung nào xác định bị đơn phải phản tố trong thời hiệu khởi kiện. Do còn cách hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện với yêu cầu phản tố không thống nhất nên việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề này có ý nghĩa hết sức thiết thực.

Khó khăn và vướng mắc trong áp dụng Điều 335 Bộ luật Hình sự năm 2015
Khó khăn và vướng mắc trong áp dụng Điều 335 Bộ luật Hình sự năm 2015

(LSVN) - Điều 335 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) quy định về tội “Cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự”, đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng, nâng cao tính giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cần kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn áp dụng BLHS về án treo
Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn áp dụng BLHS về án treo

(LSVN) - Tòa án nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 về án treo.

Một số vấn đề về áp dụng án lệ, tập quán và lẽ công bằng ở Việt Nam hiện nay
Một số vấn đề về áp dụng án lệ, tập quán và lẽ công bằng ở Việt Nam hiện nay

(LSVN) - Quá trình giải quyết các vụ việc, vụ án luôn cần được đảm bảo có căn cứ, hợp pháp, khách quan và đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở vận dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết các vụ án liên quan thể hiện sự nghiêm minh và hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh rất đa dạng và liên tục biến đổi. Vì vậy, trong nhiều trường hợp chưa có quy phạm pháp luật để giải quyết hoặc không thể áp dụng tương tự pháp luật thì cần áp dụng án lệ, tập quán và lẽ công bằng vào quá trình giải quyết vụ án. Qua đó, thể hiện được sự đa dạng và linh hoạt của quá trình giải quyết vụ án và phù hợp với nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc, vụ án vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Những vướng mắc trong áp dụng chế định phạt tù nhưng cho hưởng án treo
Những vướng mắc trong áp dụng chế định phạt tù nhưng cho hưởng án treo

(LSVN) - Án treo là một chế định xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về án treo tại Điều 65. Để hướng dẫn thực hiện quy định về án treo, ngày 15/5/2018, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP.

Khôi phục chính sách thị thực áp dụng cho khách nhập cảnh vào Việt Nam
Khôi phục chính sách thị thực áp dụng cho khách nhập cảnh vào Việt Nam

(LSVN) - Để thực hiện "Thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19" và thực hiện mở cửa du lịch từ ngày 15/3/2022 như kiến nghị của Bộ VH-TT&DL tại Văn bản số 440/BVHTTDL-TCDL ngày 15/02/2022 và Văn bản số 464/BVHTTDL-TCDL ngày 17/02/2022, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao khẩn trương có Tờ trình Chính phủ về việc áp dụng lại chính sách thị thực như trước khi có đại dịch Covid-19.

Vấn đề áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Vấn đề áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

(LSVN) - Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp luật hình sự, căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (trước khi bị kết án hoặc đang thi hành án) đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Như vậy, biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù.

Kiện phái sinh tại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng
Kiện phái sinh tại Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng

(LSVN) -  Tác giả đã khái quát sơ lược về sự hình thành và phát triển của chế định “kiện phái sinh” theo pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam, phân tích và chỉ ra những bất cập liên quan đến chế định “kiện phái sinh” theo pháp luật Việt Nam trong mối tương quan với pháp luật Hoa Kỳ, đồng thời đưa ra một số gợi ý để hoàn thiện chế định này tại Việt Nam nhằm nâng cao các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp và bảo vệ tốt hơn các quyền, lợi ích hợp pháp của công ty cũng như cổ đông, thành viên góp vốn.

Áp dụng công nghệ cấp chứng giấy nhận F0 và F0 khỏi bệnh
Áp dụng công nghệ cấp chứng giấy nhận F0 và F0 khỏi bệnh

(LSVN) - Để giải quyết các thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận F0 và F0 khỏi bệnh, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề xuất ngành y tế sớm triển khai áp dụng công nghệ thông tin, trong đó cân nhắc việc coi chứng nhận F0 và F0 khỏi bệnh như là 1 dịch vụ công trực tuyến và thực hiện như cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Mạnh dạn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội
Mạnh dạn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội

(LSVN) - Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được hầu hết các nước có nền khoa học pháp lý phát triển áp dụng. Ở Việt Nam, mãi cho đến năm 2015 thì thuật ngữ này mới được định danh trong luật, nhưng thực tiễn áp dụng chưa được như mong muốn.

Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

(LSVN) - Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (BVMT) là lĩnh vực khá đặc thù, nặng về kỹ thuật; cùng một nội dung có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nên việc áp dụng Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT tại các địa phương còn nhiều lúng túng, không thống nhất, dễ phát sinh khiếu nại, tùy tiện hoặc đôi khi có thể làm phát sinh tiêu cực trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính về BVMT.

Pháp luật về giải quyết ly hôn: Thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra
Pháp luật về giải quyết ly hôn: Thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra

(LSVN) - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và khoa học công nghệ, sự thay đổi của lối sống hiện đại dẫn đến số các vụ ly hôn ngày càng tăng. Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu đối với quản lý nhà nước từ hoàn thiện pháp luật đến việc đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc ly hôn, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên quan, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Bàn về một tình huống áp dụng án lệ
Bàn về một tình huống áp dụng án lệ

(LSVN) - Việc bổ sung án lệ là một nguồn luật áp dụng trong hoạt động xét xử của tòa án đã đáp ứng được nhu cầu giải quyết các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng, phong phú trong đời sống dân sự. Tuy nhiên, việc hiểu đúng đắn về các điều kiện áp dụng án lệ, khi nào cần áp dụng, áp dụng thế nào… cũng là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để bảo đảm cho việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử có hiệu quả hơn.

Bàn về việc áp dụng quy định ‘phạm tội 02 lần trở lên’ và ‘phạm tội có tính chất chuyên nghiệp’
Bàn về việc áp dụng quy định ‘phạm tội 02 lần trở lên’ và ‘phạm tội có tính chất chuyên nghiệp’

(LSVN) - Phạm tội 02 lần trở lên là thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất là một lần và chưa bị xét xử. Đây là trường hợp một người đã phạm ít nhất hai lần về cùng một tội phạm (cùng một tội danh) và cả hai lần đó đều chưa bị xét xử. Còn phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được hiểu chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; (ii) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Sẽ áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định VKFTA từ ngày 01/8
Sẽ áp dụng quy tắc cụ thể mặt hàng theo Hiệp định VKFTA từ ngày 01/8

(LSVN) - Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong khuôn khổ Kỳ họp lần 5 của Ủy ban Hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vào cuối năm 2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thay mặt Chính phủ hai nước ký Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA).

Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng từ năm 2022
Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng từ năm 2022

(LSVN) - Ngày 31/5/2022, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã ban hành Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong đó, có lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng từ năm 2022.

Ban hành văn bản trái pháp luật: Cần áp dụng chế tài xử lý kỷ luật cụ thể
Ban hành văn bản trái pháp luật: Cần áp dụng chế tài xử lý kỷ luật cụ thể

(LSVN) - Luật sư cho biết, trước khi ban hành một văn bản nói chung hay một công văn nói riêng, cần xác minh, thẩm định xác thực nội dung công văn nhằm tránh việc hướng dẫn sai gây hiểu nhầm cho cơ quan cấp dưới và người dân. Theo đó, cần áp dụng chế tài xử lý kỷ luật cụ thể đối với những người tham mưu, soạn thảo và ký ban hành những văn bản trái quy định pháp luật dẫn đến phải thu hồi, bởi hệ lụy khiến cả hệ thống cơ quan cấp trên mất uy tín, giảm sút niềm tin của nhân dân, cơ quan cấp dưới thì thực hiện sai, hiểu không đầy đủ, người dân thì hiểu nhầm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc diễn ra ngay sau đó. Những văn bản có nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành nếu trái luật sẽ bị Bộ Tư pháp kiến nghị thu hồi, hủy bỏ.

Đề xuất áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào công tác thanh, kiểm tra thuế
Đề xuất áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào công tác thanh, kiểm tra thuế

(LSVN) - Ngày 22/8, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) thông tin, theo Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế giai đoạn 2021-2030 ngành Thuế sẽ đẩy mạnh áp dụng CNTT phục vụ công tác thanh kiểm tra thuế, phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử. Đồng thời, cơ quan thuế sẽ tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong thanh kiểm tra như là một biện pháp hữu hiệu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế, giảm khiếu nại thanh, kiểm tra.