Dự án Luật Dữ liệu: Quán triệt nghiêm túc quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Dự án Luật Dữ liệu: Quán triệt nghiêm túc quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

(LSVN) - Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, dự án Luật Dữ liệu là dự án Luật rất quan trọng, khi được ban hành sẽ là công cụ pháp lý, cơ sở pháp lý quan trọng cho thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, góp phần nâng tầm xếp hạng chuyển đổi số quốc gia, giúp chuyển đổi số các ngành, các cấp, các địa phương.

Luật sư Phạm Hồng Hải: Người góp phần định hình lại nghề luật sau đổi mới
Luật sư Phạm Hồng Hải: Người góp phần định hình lại nghề luật sau đổi mới

(LSVN) - Nhắc đến Luật sư Phạm Hồng Hải là nhắc đến một con người đầy cá tính và tâm huyết, một người có vai trò rất lớn trong việc khôi phục và định hình lại nghề luật sau thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Nếu cụ Phan Văn Trường được xem là Luật sư người Việt Nam đầu tiên, thì Luật sư Phạm Hồng Hải chính là người đã nhắc nhở chúng ta về sự trở lại mạnh mẽ của nghề này, với vai trò không chỉ là người bào chữa mà còn là người bảo vệ công lý và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Bàn về đổi mới mô hình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương
Bàn về đổi mới mô hình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

(LSVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm giải quyết khiếu nại, hành chính thuộc về người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Nhưng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo lại do nhiều cơ quan thực hiện. Tùy thuộc vào từng công đoạn của trình giải quyết khiếu nại, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại giao cho Thanh tra hoặc trưởng cơ quan chuyên môn của mình tham mưu, đề xuất. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan tham ra vào quá trình giải quyết tạo nên mô hình tổ chức giải quyết khiếu nại hành chính. Cho đến nay, chúng ta chưa có mô hình giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính chung và thống nhất. Tùy từng địa phương, từng cấp hành chính và từng ngành lại có mô hình tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo khác nhau.

Cần đổi mới cơ chế tài chính, tự chủ cơ sở y tế công lập
Cần đổi mới cơ chế tài chính, tự chủ cơ sở y tế công lập

(LSVN) - Chiều 29/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Vững tin tiến bước
Vững tin tiến bước

(LSVN) - Năm 2020 là một năm có ý nghĩa quan trọng, đó là “bậc thềm” chúng ta phải đi qua để bước vào thập niên mới - năm đầu tiến hành thực hiện Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng. Năm nay cũng là một năm đầy khó khăn, thách thức, nhưng có ý nghĩa khi mà Việt Nam ghi dấu ấn về khả năng vượt khó, vươn lên, khi mà đại dịch Covid-19 hoành hành, kinh tế lao đao, rất nhiều lao động mất việc làm, kèm thêm đó bão lũ dồn dập đổ về gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Qua thử thách, mới thấy lòng nhân ái, yêu thương, sẻ chia đã tạo nên sức mạnh Việt Nam, tình đoàn kết dân tộc để chiến thắng thiên tai, dịch bệnh và Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới có chỉ số GDP tăng 2,91%. Điều này sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp và cho chúng ta thêm nhiều bài học quý.

Vĩnh Phúc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư
Vĩnh Phúc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư

(LSVN) - Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên trong cả nước có ca dương tính với Covid-19 nhưng trong năm 2020, thu hút đầu tư của tỉnh vẫn có nhiều khởi sắc, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành công về thu hút vốn FDI. Để tiếp nối những thành công này trong bối cảnh đại dịch và vượt chỉ tiêu thu hút từ 2 - 2,5 tỉ USD vốn FDI, 20 - 25 nghìn tỉ đồng vốn DDI trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, triển khai có hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.

Cần tăng cường đổi mới cải cách tư pháp trên phương diện lập pháp
Cần tăng cường đổi mới cải cách tư pháp trên phương diện lập pháp

(LSVN) - "Những kết quả trên là sự nỗ lực, từng bước cải thiện thể chế pháp luật của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Tuy nhiên, qua thực tiễn hành nghề Luật sư của mình, tôi nhận thấy còn có một số quy phạm pháp luật chưa rõ, chưa có cách hiểu thống nhất, còn gây tranh cãi hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong việc áp dụng; chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời".

Đào tạo nghề Luật sư – Những định hướng chiến lược
Đào tạo nghề Luật sư – Những định hướng chiến lược

(LSVN) - Công tác đào tạo các chức danh tư pháp nói chung và đào tạo nghề Luật sư nói riêng là một nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp. Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ và làm thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xu thế phát triển nền giáo dục 4.0 làm thay đổi tích cực về mục tiêu và cách thức giáo dục đào tạo ở mọi cấp học, mọi bậc học. Người dạy trong nhà trường chuyển sang vai trò mới là người thiết kế, xúc tác, cố vấn và tạo môi trường học tập. Với nội dung học tập được số hóa, người học sẽ có một lộ trình học tập riêng, có thể lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo. Hệ thống học tập số hóa cũng cung cấp phản hồi về hiệu quả học tập cùng với gợi ý cho các nội dung học tập tiếp theo. Những điều này tất yếu đặt ra yêu cầu mới về nguyên lý, phương thức, chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề Luật sư giai đoạn 2021-2030. Trong bối cảnh nêu trên, việc xây dựng, hoạch định những định hướng chiến lược để đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp nói chung và đào tạo nghề Luật sư nói riêng gắn liền với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta và hướng tới xây dựng nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách tư pháp theo định hướng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là yêu cầu cấp thiết. Bài viết đề cập từ nhu cầu đào tạo nghề Luật sư, đánh giá khái quát thực trạng nhu cầu đào tạo nghề Luật sư và đề xuất định hướng trong phát triển đào tạo nghề Luật sư ở Việt Nam.

SeABank được vinh danh trong 'Top 50 Công ty đổi mới sáng tạo nhất 2022' trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ
SeABank được vinh danh trong 'Top 50 Công ty đổi mới sáng tạo nhất 2022' trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ

(LSVN)- Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vinh dự được The CEO Views - tạp chí uy tín quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ của Hoa Kỳ, bình chọn và xếp hạng trong “Top 50 Công ty đổi mới sáng tạo nhất 2022 - Top 50 Most Innovative Companies to Watch 2022”, ghi nhận về tiềm lực công nghệ và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh cũng như thành công trong chiến lược “Hội tụ số” của SeABank.