(LSVN) - Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
(LSVN) - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể nội dung hợp đồng lao động.
(LSVN) – Mới đây, Kho bạc Nhà nước đã ban hành Công văn 4123/KBNN-KSC năm 2023 về kiểm soát, thanh toán lao động hợp đồng theo quy định Nghị định 111/2022/NĐ-CP. Trong đó, hướng dẫn Kho bạc Nhà nướcthanh toán lao động hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP.
(LSVN) - Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.
(LSVN) - Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ là một trong các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019.
(LSVN) - Thử việc không phải yêu cầu bắt buộc nhưng hầu hết người lao động đều phải trải qua quá trình này trước khi chính thức ký hợp đồng lao động. Trường hợp ký hợp đồng lao động để thử việc, người lao động sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi.
(LSVN) - Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ. Cụ thể, khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.
(LSVN) - Tôi có ký hợp đồng xác định thời hạn với công ty là 01 năm và hiện tại đã hết hạn hợp đồng. Tuy nhiên, mặc dù hợp đồng đã hết hạn nhưng ban lãnh đạo công ty không có động thái gì với tôi. Bộ phận nhân sự có nói với tôi là đang chờ sếp thông qua. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp này tôi có nên đi làm tiếp không. Nếu công ty quyết định không gia hạn thì tôi phải làm những gì? Bạn đọc L.K.N hỏi.
(LSVN) - Em là sinh viên đi làm tại nhà hàng nhưng không ký hợp đồng lao động. Đợt vừa rồi, nhà hàng có nói do ảnh hưởng của Covid-19 nên họ không trả lương cho em và yêu cầu chấm dứt hợp đồng luôn, trong khi người khác cũng ở vị trí như em nhưng vẫn được hưởng lương. Cho em hỏi làm cách nào để em có thể yêu cầu nhà hàng trả lương và các chế độ của mình đúng quy định pháp luật ạ? Bạn đọc L.H.N hỏi.
(LSVN) – Tôi là việc tại Công ty cổ phần X. Tháng 9/2019, tôi ký Hợp đồng lao động với mức lương gần 4.200.000 đồng. Sau 2 năm làm việc, nay đến tháng 9/2021 tôi được tăng lên mức lương gần 6.000.000 đồng. Vậy, trong trường hợp này, tôi có cần phải làm lại hợp đồng lao động không? Bạn đọc N.A. hỏi.
(LSVN) - Tôi đi làm cho Công ty A. từ năm 2018 nhưng không được ký hợp đồng lao động. Năm 2021, công ty sa thải tôi không có lý do. Xin hỏi việc công ty không ký hợp đồng lao động có đúng không? Tôi có được hưởng quyền lợi gì khi bị sa thải không có lý do? Tôi có thể nộp đơn khiếu nại lên đâu để đòi lại quyền lợi của mình? Bạn đọc K.H.G hỏi.
(LSVN) - Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vậy, trong khi đang thực hiện hợp đồng mà muốn sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã ký thì tiến hành như thế nào?
(LSVN) - Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập thông qua Hợp đồng lao động, kể từ thời điểm giao kết Hợp đồng lao động phát sinh quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, trong đó có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động phải theo quy định của pháp luật lao động tránh xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại.
(LSVN) - Hợp đồng lao động với tư cách là hình thái pháp lý của quan hệ trao đổi hàng hóa sức lao động vì thế mà hợp đồng lao động là nội dung giữ vai trò trung tâm trong Bộ luật Lao động nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Song, không phải tất cả các hợp đồng lao động được thiết lập luôn có hiệu lực pháp luật vì vậy để hợp đồng có giá trị pháp lý thì buộc các chủ thể ký kết phải tuân thủ một số quy định của pháp luật về việc giao kết hợp đồng lao động. Vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu luôn được sự quan tâm của không chỉ các cơ quan Nhà nước về lao động mà còn gắn liền với quyền lợi của các chủ thể trong hợp đồng lao động nói riêng và sự ổn định của xã hội và nền kinh tế nói chung. Do tính chất đặc thù của quan hệ hợp đồng lao động mà việc vô hiệu hợp đồng lao động thường dẫn đến những khó khăn trong giải quyết hậu quả pháp lý. Thực tiễn hiện nay vấn đề xác định hợp đồng lao động vô hiệu và đặc biệt là xử lý hợp đồng lao động vô hiệu vẫn còn nhiều bất cập.
(LSVN) - Tôi đang công tác tại một phòng khám tư nhân với hợp đồng 02 năm. Làm việc được 03 tháng thì công ty thông báo dừng công việc với tôi vì giải thể phòng khám tôi đang phụ trách. Điều đáng nói là công ty yêu cầu tôi phải làm việc khác với những công việc được giao tại hợp đồng lao động (HĐLĐ) ký kết giữa tôi với công ty tới 60 ngày đến khi tôi tìm được việc mới mà không chịu hỗ trợ bất kỳ khoản phí nào cho tôi. Vậy, điều này có đúng quy định không?