Đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm

(LSVN) – Trải qua bao thăng trầm biến động của lịch sử, vùng đất đầy nắng, đầy gió Đắk Lắk gắn liền với những trang sử hùng tráng của dân tộc ta trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tính mốc từ thời điểm hình thành đơn vị hành chính được xác lập từ năm 1904 dưới thời Pháp thuộc, đến nay Đắk Lắk đã có 120 năm hình thành và phát triển. Sau giải phóng 1975 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân Đắk Lắk đã và đang xây dựng Đắk Lắk trở nên khang trang hơn, giàu đẹp hơn, đời sống của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn cũng ngày càng được nâng cao.

'Bình đẳng' trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý: Nội dung và ý nghĩa
'Bình đẳng' trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý: Nội dung và ý nghĩa

(LSVN) - “Bình đẳng” là một phạm trù khoa học được nghiên cứu bởi nhiều lĩnh vực khoa học và cách tiếp cận khác nhau. Đây là khái niệm đa diện và có nội hàm giao thoa với các khái niệm như công bằng, công lý… Là một trong những quyền thiêng liêng và giá trị tiến bộ của xã hội dân chủ, nguyên tắc bình đẳng được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong đời sống xã hội và đời sống pháp lý. Là một trong những khát vọng, mục tiêu lớn của nhất của con người và xã hội, vấn đề bình đẳng cũng được các nhà tư tưởng quan tâm luận giải trong suốt chiều dài lịch sử tư tưởng, in dấu ấn sâu đậm trong dòng tư tưởng pháp luật tự nhiên và được hiện thực hóa trong thực tiễn chính trị pháp lý và mô hình Nhà nước pháp quyền hiện đại.

Lịch sử hình thành về hòa giải và hòa giải thương mại tại Việt Nam
Lịch sử hình thành về hòa giải và hòa giải thương mại tại Việt Nam

(LSVN) - Tục ngữ có câu: “Việc dân sự cốt ở đôi bên”. Có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, thể chế hòa giải được hình thành dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội, cũng như xuất phát từ chính yêu cầu giải quyết mâu thuẫn của cuộc sống, sự đoàn kết trong nhân dân và chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa đương thời(1). Qua mỗi thời kỳ, chế định hòa giải luôn tồn tại và phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu tất yếu từ thực tiễn xã hội(2). Thực tế cho thấy, hòa giải đã được hình thành và dần hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Dưới đây là những dấu mốc nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của hòa giải thương mại tại Việt Nam.

Hà Nội chọn Lịch sử là môn thi thứ 4 vào lớp 10
Hà Nội chọn Lịch sử là môn thi thứ 4 vào lớp 10

(LSVN) - Ngày 12/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố môn thi thứ 4 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2021 là Lịch sử bên cạnh 3 môn thi đã công bố trước là: Ngữ Văn, Toán và Ngoại ngữ.

Tiết lộ 07 sự thật trong lịch sử về Hoàng gia Anh
Tiết lộ 07 sự thật trong lịch sử về Hoàng gia Anh

(LSVN) - Trải qua hơn một nghìn năm trị vì, chế độ quân chủ của Anh đã hoạt động theo một loạt các quy tắc và một số quy tắc đã thay đổi theo thời gian. Trang History.com tiết lộ 07 sự thật trong lịch sử của Hoàng gia Anh.

Hoàng Xuân Hãn - Một học giả lớn            
Hoàng Xuân Hãn - Một học giả lớn            

(LSVN) - Hoàng Xuân Hãn là một giáo sư toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa giáo dục Việt Nam. Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên, có nhiều công trình khoa học tầm cỡ. Hoàng Xuân Hãn được nhiều người trân trọng vinh danh một học giả lớn.

Dự kiến đến năm 2025 hoàn thành và xuất bản hai bộ Quốc sử, Quốc chí
Dự kiến đến năm 2025 hoàn thành và xuất bản hai bộ Quốc sử, Quốc chí

(LSVN) - Sáng 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Ban Chủ nhiệm 5 đề án khoa học lớn: Biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam (Quốc sử); Xây dựng bộ Địa chí quốc gia Việt Nam (Quốc chí); Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông; Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam; Hệ tri thức Việt số hóa.

Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử bị xử phạt thế nào?
Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử bị xử phạt thế nào?

(LSVN) - Thời gian gần đây, một số người dân trong khu vực gia đình tôi sinh sống có hành vi lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sự để mở quán bán hàng. Vậy tôi muốn hỏi, việc lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử bị xử phạt thế nào? Bạn đọc T.Q. (Thái Nguyên) có hỏi.

Chiến thắng 30/4 - Mốc son chói sáng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam
Chiến thắng 30/4 - Mốc son chói sáng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam

(LSVN) - Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 quân ta chiếm Dinh Độc Lập, giải phóng Sài Gòn kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thời khắc này là mốc son chói sáng nhất lịch sử Cách mạng Việt Nam. Đã 47 năm đi qua thời gian càng làm cho sự kiện lịch sử 30/4 trở nên tầm vóc, ý nghĩa và ngời sáng.

Lịch sử phải là môn thi bắt buộc
Lịch sử phải là môn thi bắt buộc

(LSVN) - Lịch sử nếu xét đến cùng là những gì đã đi qua, được con người hiện tại thống kê, thể hiện lại. Những bài học lịch sử sẽ rất có ích để thế hệ mai sau tỏ lòng kính trọng các thế hệ cha ông đã có công dựng xây Tổ quốc ngày hôm nay. Đó là cơ sở để các em học sinh tiếp nối niềm tự hào dân tộc nhằm mạnh mẽ hơn trong xây dựng đất nước hiện nay.

Ý nghĩa lịch sử ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 01/5
Ý nghĩa lịch sử ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 01/5

(LSVN) - Cách đây 47 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30/4/1975 đã trở thành một dấu mốc huy hoàng in vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đề nghị môn Lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT
Đề nghị môn Lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT

(LSVN) - Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội vừa có báo cáo về “triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018” đối với môn Lịch sử cấp trung học phổ thông. Trong đó, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử cấp THPT bao gồm phần bắt buộc và lựa chọn
Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử cấp THPT bao gồm phần bắt buộc và lựa chọn

(LSVN) - Nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Di sản - Lịch sử trong mối quan hệ với pháp luật
Di sản - Lịch sử trong mối quan hệ với pháp luật

(LSVN) - Trước thông tin lễ giỗ bà Thứ phi Hoàng Phi Yến (huyện Côn Đảo) được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã có những băn khoăn trong dư luận về truyền thuyết bà Phi Yến. Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Sở VHTT) đã tổ chức họp báo thông tin liên quan đến Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này vào trưa ngày 21/4/2022(1). Ông Trần Công Sơn, Trưởng phòng Quản lý văn hóa và di sản văn hóa (Sở VHTT) cho biết, hồ sơ lễ giỗ bà Thứ phi Hoàng Phi Yến được thực hiện trên cơ sở pháp lý hiện hành, đề xuất của cộng đồng dân cư và UBND huyện Côn Đảo, đáp ứng các tiêu chí theo quy định. Cụ thể, lễ giỗ bà Thứ phi Hoàng Phi Yến đáp ứng đầy đủ tiêu chí lựa chọn để lập hồ sơ khoa học trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Điều 10 Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010; trình tự, thủ tục lập và gửi hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với di sản này được thực hiện đúng quy định và hồ sơ đầy đủ thành phần theo Điều 11 Thông tư 04 nêu trên. Bên cạnh đó, ý kiến thẩm định của Hội đồng Thẩm định di sản văn hóa phi vật thể đã khẳng định: Di sản hiện diện tại vùng biển đảo, có giá trị bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hình tượng bà Thứ phi nêu tấm gương đạo đức. Thống nhất thông qua, đưa di sản vào Danh mục quốc gia. Do vậy, Bộ VH-TT&DL đã ban hành Quyết định số 773/QĐ-BVHTTDL ngày 04/4/2022 công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ giỗ bà Thứ phi Hoàng Phi Yến.

Bộ GD&ĐT lưu ý khi làm giáo án môn Ngữ văn và Lịch sử
Bộ GD&ĐT lưu ý khi làm giáo án môn Ngữ văn và Lịch sử

(LSVN) - Nhằm đạt hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học trong hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới đây đã có lưu ý các trường, giáo viên về việc xây dựng giáo án, nhất là môn Ngữ văn và Lịch sử.