Sẽ có tiêu chí môi trường và xác nhận với dự án được cấp tín dụng xanh
Sẽ có tiêu chí môi trường và xác nhận với dự án được cấp tín dụng xanh

(LSVN) - Bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về trao đổi, bù trừ tín chỉ cacbon, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) trình ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh; hoàn thiện bộ tiêu chí xanh quốc gia làm cơ sở xác định và phân loại các hoạt động kinh tế.

Hàng tiêu dùng công nghệ sinh học đang là xu hướng tương lai, an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường
Hàng tiêu dùng công nghệ sinh học đang là xu hướng tương lai, an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường

(LSVN) - Trước những diễn biến tiêu cực về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, việc áp dụng công nghệ sinh học vào các sản phẩm tiêu dùng là điều thiết yếu của thời đại ngày nay. Hàng loạt các nhà sản xuất đã nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tiêu dùng áp dụng công nghệ sinh học vào rất nhiều sản phẩm như nước giặt, nước rửa chén, nước lau sàn,… giúp nâng cao sức khỏe của người sử dụng và đặc biệt là thân thiện với môi trường.

Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư kinh doanh
Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư kinh doanh

(LSVN) - Tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định nội dung cốt lõi chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2023, định hướng đến năm 2045 bao gồm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có sức cạnh tranh quốc tế; lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới.

Thêm biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm bảo vệ môi trường
Thêm biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm bảo vệ môi trường

(LSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, Nghị định 55/2021/NĐ-CP quy định thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm bảo vệ môi trường.

Hưng Yên: Người dân khốn khổ vì hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Thiên Hương phía Bắc
Hưng Yên: Người dân khốn khổ vì hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Thiên Hương phía Bắc

(LSVN) - Hàng ngày, Công ty TNHH Thiên Hương phía Bắc (Công ty Thiên Hương) đang là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường khiến người dân tại khu vực phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong tình cảnh “đi chẳng được, ở chẳng xong”. Sự việc tồn tại trong nhiều năm qua, nhưng chính quyền sở tại vẫn chưa xử lý dứt điểm.

Thanh Trì, Hà Nội: Cơ sở sản xuất không giấy phép vi phạm về môi trường trong khu dân cư
Thanh Trì, Hà Nội: Cơ sở sản xuất không giấy phép vi phạm về môi trường trong khu dân cư

(LSVN) – Từ lâu nay, tại số nhà 17, xóm Án, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội, một cơ sở sản xuất - kinh doanh tinh bột không giấy phép, không đảm bảo vệ sinh môi trường, không có biện pháp phòng cháy chữa cháy… tồn tại giữa khu dân cư, gây nhiều bức xúc. Vụ việc đã được người dân liên tục phản ánh đến các cơ quan chức năng, tuy nhiên các biện pháp xử lý của chính quyền địa phương có vẻ rất hời hợt và có phần nương nhẹ đối với cơ sở này.

Hà Tĩnh: Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Khánh Giang
Hà Tĩnh: Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Khánh Giang

(LSVN) - Ngày 29/11/2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 3890/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm đối với Công ty TNHH Khánh Giang tại dự án trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà (thôn Xuân An, xã An Dũng, huyện Đức Thọ) số tiền 1.250.000.000 đồng về hành vi vi phạm hành chính pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.

Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường
Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường

(LSVN) - Hiện nay, doanh nghiệp của tôi đang cần giấy phép môi trường để được hoạt động trong một lĩnh vực mới. Vậy, tôi muốn hỏi, phí thẩm định cấp giấy phép môi trường được quy định như thế nào? Bạn đọc T.A. (Thái Bình) có hỏi.

Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực thi
Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực thi

(LSVN) - Quyền con người được sống trong môi trường trong lành là nguyên tắc trụ cột, là quyền tự nhiên của con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Đó là quyền con người được sống trong một môi trường với chất lượng cho phép, cuộc sống được đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường, được hài hòa với tự nhiên. Hay nói cách khác là quyền được sống trong một vùng không bị ô nhiễm, không bị suy thoái môi trường. Theo Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người (Stockholm - năm 1972), con người được sống trong một môi trường trong lành là một trong những nguyên tắc trọng tâm của quan hệ giữa các quốc gia. Nguyên tắc 01 trong Tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và phát triển (Rio de Janeiro - 1992) cũng khẳng định: "Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên".

Đón đọc Tạp chí Luật sư Việt Nam số 3/2022
Đón đọc Tạp chí Luật sư Việt Nam số 3/2022

(LSVN) – Tạp chí Luật sư Việt Nam số tháng 3/2022 với những bài viết đặc sắc của các tác giả là những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, Luật sư… đem lại cho độc giả những cái nhìn khái quát các vấn đề pháp luật về bảo vệ môi trường đang được quan tâm.

Tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

(LSVN) - Mỗi năm, Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta có nhiều, nhưng các nguyên nhân chính gồm: những bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tính răn đe của các quy định xử lý vi phạm pháp luật môi trường còn thấp; ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao... Vì vậy, xác định, quy định cụ thể các chế tài nghiêm minh, đủ sức răn đe trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật môi trường là rất cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững đất nước. Bài viết này tập trung phân tích về những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và các chế tài xử lý vi phạm.

Tội gây ô nhiễm môi trường
Tội gây ô nhiễm môi trường

(LSVN) - Tội gây ô nhiễm môi trường là tội phạm đã được quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 1999 với tên “tội gây ô nhiễm không khí” và được đổi tên thành “tội gây ô nhiễm môi trường” theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12.

Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

(LSVN) - Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (BVMT) là lĩnh vực khá đặc thù, nặng về kỹ thuật; cùng một nội dung có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nên việc áp dụng Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT tại các địa phương còn nhiều lúng túng, không thống nhất, dễ phát sinh khiếu nại, tùy tiện hoặc đôi khi có thể làm phát sinh tiêu cực trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính về BVMT.