LSVNO - Trên thực tế, việc quản lý, giám sát đóng bảo hiểm cho người lao động tại các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn
Chính phủ vừaban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP, ngày 01/3/2020 quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định 28/2020/NĐ-CP thay thếNghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Theo đó, tại điểm b khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/NĐ-CP có quy định về xử lý trách nhiệm người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (bảo hiểm) đối với người lao động là người giúp việc gia đình.
Có thể thấy,đây là cơ sở để bảo vệ người lao động (NLĐ) trước pháp luật nếu tranh chấp xảyra cũng như tạo điều kiện cho người giúp việc gia đình được đóng bảo hiểm như nhữngngành nghề khác.
Khó áp dụng vào thực tiễn
Tuy nhiên, Luậtsư Nguyễn Thị Thương, Công ty Luật Trung Nguyễn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng,nếu phân tích kỹ thì việc quy định đóng bảo hiểm cho người giúp việc còn có nhiềuvấn đề chưa thực sự hợp lý, thiếu tính khả thi, khó áp dụng trong thực tiễn bởimột số lý do:
Nếu phải chitrả thêm tiền đóng bảo hiểm cho NLĐ thì chi phí hàng tháng chủ nhà - người sử dụnglao động (NSDLĐ) phải trả cho NLĐ sẽ tăng lên rất nhiều.
Mặt khác, việc quy định để NLĐ tự mua bảo hiểm sẽ khó khả thi trong thực tiễn. Bởi lẽ, nếu tự đóng bảo hiểm, họ sẽ để tiền chi dùng chứ không nghĩ tới việc mua bảo hiểm để được hưởng chế độ, và có khi muốn đóng bảo hiểm họ cũng không biết tham gia như thế nào, ở đâu?
Thêm vào đó, Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình không nêu rõ ai là người kiểm tra, giám sát nên rất khó có thể kiểm soát và đưa quy định này vào thực tiễn.
Trên thực tế,đối với các doanh nghiệp thì việc quản lý đóng bảo hiểm đã khó, nói gì đến việcquản lý đóng bảo hiểm với người giúp việc.
Khó giải quyết tranh chấp
Nếu trong quá trình làm việc NSDLĐ không tiến hành đóng bảo hiểm cho NLĐ thì sẽ xử lý thế nào? Trong trường hợp này nếu có tranh chấp lao động xảy ra thì NLĐ có thể kiện NSDLĐ ra tòa hay nói cách khác là trực tiếp nộp đơn lên TAND có thẩm quyền để được giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về trình tự khiếu nại, khởi kiện đòi quyền lợi, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì khi xét thấy NSDLĐ có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, người lao động có thể lựa chọn một trong các cách thức để bảo vệ quyền lợi của mình đó là: khiếu nại trực tiếp với SDLĐ; trường hợp NLĐ không đồng ý với quyết định giải quyết của NSDLĐ hoặc quá thời hạn mà không được giải quyết thì có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại tòa án.
Về cơ bản, với các quy định trên thì hành trình đòi hỏi quyền lợi chính đáng của NLĐ còn nhiều khó khăn, khó tiếp cận.
Một vấn đề đặtra, nếu giả sử NLĐ có khởi kiện NSDLĐ tại tòa án thì thời gian, kinh phí đi lại…để giải quyết vụ việc NLĐ khó có thể đáp ứng. Bởi, đa phần người giúp việc đềucó hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt. Chưa kể đến các mối quan hệ ràng buộc về tìnhcảm giữa hai bên khiến việc khởi kiện đòi quyền lợi là rất khó khăn.
Trong trườnghợp NSDLĐ tìm NLĐ qua các công ty cung ứng dịch vụ lao động thì trường hợp này NSDLĐvẫn là người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm theo Điều 6 Bộ luật Lao động và Điều 19Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014.
Trường hợp xảyra tranh chấp thì nghĩa vụ pháp lý các bên còn tùy thuộc vào nội dung hợp đồnglao động kí kết giữa NLĐ với NSDLĐ và nội dung hợp đồng cung ứng dịch vụ lao độnggiữa NSDLĐ (bên nhận cung ứng) với bên công ty cung ứng lao động. Bởi lẽ, nộidung hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bìnhđẳng, hợp tác.
Cần có hướng dẫn cụ thể
Về tính khả thi của Nghị định 28/NĐ-CP khi áp dụng vào thực tế, nhiều chuyên gia pháp lý cũng như người dân đều cho rằng quy định này vẫn mang nặng tính “hình thức”, khó đi vào thực tiễn.
Luật sưThương đánh giá, thiết nghĩ những nhà làm luật, ban hành chính sách có tráchnhiệm phối hợp các bộ, ngành có liên quan để ban hành các thông tư hướng dẫnchi tiết và cụ thể để người dân và các cơ quan quản lý thuận tiện trong việc thựchiện.
Đặc biệt, cầncó hướng dẫn cụ thể về cách thức xử lý trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạmpháp luật để Nghị định được triển khai hiệu quả trong thực tiễn.
Cơ quan xâydựng và ban hành văn bản cũng cần phải có trách nhiệm khi có quá nhiều văn bảnnằm trên giấy. Để luật bảo đảm tính khả thi thì việc xây dựng luật phải bảo đảmtính khách quan, không được chủ quan, duy ý chí, thoát ly thực tiễn kinh tế –xã hội; áp đặt lên xã hội những quy định mà nó không cần, không muốn, hoặc khôngthể thực hiện được.
Muốn làm đượcnhư vậy, thì đòi hỏi các cơ quan xây dựng và ban hành văn bản pháp luật phảibám sát thực tiễn xã hội, thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước; tổng kết tìnhhình thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật hiệnhành liên quan đến dự án; khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội, tổ chứclấy ý kiến của dư luận xã hội, của nhân dân, các ngành, các cấp đối với những nộidung cơ bản của dự án.
Bản thân cácquy định chỉ là cơ chế, hành lang pháp lý, để các quy định này đi vào đời sốngcần sự giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm của cơ quan chức năng có thẩm quyền.Đồng thời, mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ lao động nói chung và nhóm quan hệlao động giúp việc nhà nói riêng cần trang bị và được trang bị những hiểu biếtpháp luật cần thiết để tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyềncan thiệp để bảo vệ lợi ích chính đáng.
Thay đổi trong kỹ thuật soạn thảo
Luật sư Truyền phân tích, điểm b khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/NĐ-CP có quy định về xử lý trách nhiệm của NSDLĐ khi vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm đối với NLĐ là người giúp việc gia đình.
Có thể nhậnthấy, đây là sự thay đổi trong kỹ thuật của cơ quan chủ trì soạn thảo. Cụ thể,thay vì đưa các quy định xử phạt vi phạm về nghĩa vụ đóng bảo hiểm của NSDLĐnói chung vào Chương 3 như tại Nghị định 95/NĐ-CP thì nay tại Nghị định 28/NĐ-CPcơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã minh thị,chi tiết vi phạm này ngay tại điều khoản riêng dành cho đối tượng NLĐ là ngườigiúp việc gia đình.
Điều này, nếuxét ở góc độ kỹ thuật thì có phần nào chưa hợp lý. Bởi quan hệ giữa người thuêvà người giúp việc gia đình đã được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 làquan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ. Do đó, quy định trách nhiệm đóng bảo hiểm của ngườithuê người giúp việc vào Chương Vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là phù hợphơn.
Tuy nhiên, vớicách quy định như Nghị định 28/NĐ-CP lại cho thấy sự quan tâm nhất định của cơquan soạn thảo với đặc thù của nhóm người làm công việc giúp việc nhà mà phầnđông có hiểu biết pháp luật hạn chế, nếu quy định không cụ thể thì dẫn đến nhómđối tượng này khó tiếp cận được để bảo vệ quyền lợi. Đồng thời, công tác tuyêntruyền cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định.
Như vậy, cóthể thấy các quy định này có từ khi nhà làm luật thừa nhận và bảo vệ nhóm đốitượng NLĐ giúp việc nhà, xem đây là mối quan hệ lao động được điều chỉnh từ Bộluật Lao động 2012.
Từ đây, đã tạora hành lang pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ này, góp phần hạn chế phần nàonhững tiêu cực, nạn bạo hành, phân biệt đối xử vốn tồn tại suốt thời gian trướcđây do những dư âm của tư tưởng cũ. Phần còn lại phụ thuộc vào sự hiểu biết vàtuân thủ của các bên tham gia vào quan hệ lao động này để đảm bảo hài hòa cácquyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên.
Lê Hoàng