(LSVN) - Nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, đúng quy định của pháp luật, ngày 29/11/2022, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 7 VKSND Tối cao) đã ban hành thông báo rút kinh nghiệm vụ án hình sự đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm để VKSND Cấp cao 1, 2, 3; VKSND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung.
(LSVN) - Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, ngày 31/10/2022, VKSNDTC (Vụ 6) đã ban hành thông báo rút kinh nghiệm chung về công tác kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.
(LSVN) - Thông qua việc thụ lý, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Bùi Hữu D. và Nguyễn Cửu Thị Kim H. phạm tội "Tổ chức đánh bạc" ở ĐL, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự VKSND Tối cao nhận thấy vấn đề cần rút kinh nghiệm.
(LSVN) - Sắc lệnh số 3 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch lâm thời Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam ký ngày 01/9/1945 đã góp phần tạo nên sự thành công của buổi Lễ Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 02/9/1945.
(LSVN) - Sắc lệnh số 3 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch lâm thời Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam ký ngày 01/9/1945 đã góp phần tạo nên sự thành công của buổi Lễ Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 02/9/1945.
(LSVN) - Cuộc cách mạng "long trời, lở đất" của nhân dân ta diễn ra vào Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) là cuộc cách mạng vĩ đại mà thành quả của nó là đã "gây nên nước Việt Nam độc lập" và "lập nên chế độ dân chủ cộng hòa". Đây là "hai thành tựu cơ bản, to lớn nhất của cuộc Cách mạng Tháng Tám" (1). Và như thế, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể coi là sự kiện trọng đại nhất của nhân dân Việt Nam thế kỷ XX. Ấy thế nhưng, với góc nhìn thiên lệch, âm mưu phủ nhận giá trị, ý nghĩa lớn lao đó của Cách mạng Tháng Tám, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, một số nhà sử học phương Tây và Việt Nam đã cố tình suy diễn rằng, có một "khoảng trống quyền lực" (power vacuum) hay "khoảng trống chính trị" (political vacuum) đã được tạo ra ở Việt Nam sau khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Và do đó, cuộc Cách mạng Tháng Tám chỉ là sự "ăn may" của Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương. Vậy, thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám có thực sự là sự "ăn may" bởi có một "khoảng trống quyền lực", "khoảng trống chính trị" hay đó là thành quả của một quá trình chuẩn bị lâu dài của Đảng và nhân dân ta? Bài viết ngắn này của tôi sẽ góp thêm một góc nhìn về điều này để cho thấy chân giá trị của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại!
(LSVN) - Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, trước cuộc mít tinh đông đảo của đồng bào, nhân sĩ trí thức và lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên toàn thế giới bắt đầu từ đây nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
(LSVN) - Tháng Tám 1945, chớp thời cơ “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân ta không phân biệt giàu nghèo, giai tầng, không phân biệt tôn giáo, xu hướng chính trị vùng lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” giành chính quyền trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ nguyên cho đất nước.
(LSVN) - Cách đây gần 55 năm, tối 30/10/1068, Tiểu đội 2 (Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An) tổ chức bữa cơm chia tay 8 người có quyết định hết thời hạn TNXP được đi học Trung cấp Y tại Hà Nội, chuyển ngành và trở về quê hương. Trong đó, anh Cao Ngọc Hòa 20 tuổi (trú xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu) và chị Nguyễn Thị Tâm, 20 tuổi (trú xã Hợp Thành, huyện Yên Thành) đã cầm trên tay quyết định hết thời hạn với dự định về quê tổ chức đám cưới. Thế nhưng, bữa cơm chia tay và những kế hoạch trọng đại của cuộc đời những người TNXP tuổi mười chín, đôi mươi ấy đã vĩnh viễn không trở thành hiện thực...
(LSVN) - Ngã Ba Đồng Lộc là một địa chỉ "đỏ" mà ngày ngày du khách cả trong và ngoài nước đều về đây tri ân, tưởng niệm những người con hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ và ngày 27/7, đồng đội của 10 cô gái thanh niên xung phong cùng nhau cắm những bông hoa đẹp nhất lên mộ, thắp hương, tưởng nhớ những người bạn, người đồng chí.
(LSVN) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Truông Bồn trở thành mảnh đất thiêng liêng và biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Ngày 12/01/1996, Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 51/QĐ-BT công nhận Truông Bồn là Di tích lịch sử quốc gia. Ngày 23/9/2008, nhà nước ra Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cho 14 chiến sĩ thuộc Đại đội 317-TNXP Nghệ An, trong đó 13 chiến sĩ hy sinh ngày 31/10/1968. Truông Bồn đã làm nên một huyền thoại trong thế kỷ 20.
(LSVN) - Báo chí cách mạng Việt Nam luôn được soi đường bởi lý luận cách mạng là chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh [1] là một trong những cội nguồn của báo chí cách mạng Việt Nam.
(LSVN) - Hơn một năm sau tôi lần được Đài Phát thanh Quân giải phóng, phải công nhận các ông có rất nhiều nhà báo có tài, rất nhiều bài viết làm cho chúng tôi nghe dao động tư tưởng. Bởi những bài viết đó đúng sự thật, đúng với lương tâm của mỗi con người, đúng đạo lý và cũng đúng với phong tục của người Việt Nam. Do đó, những bài viết đó có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn.
(LSVN) - Thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSND Tối cao thông báo rút kinh nghiệm về những sai sót, vi phạm trong vụ án “khởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” giữa người khởi kiện ông A và người bị kiện là UBND huyện H, tỉnh K.
(LSVN) - Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm đối với Bản án số 102/2018/DS-PT, ngày 01/8/2018 của Tòa án nhân dân thành phố CT giải quyết vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất”, giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Thu N. với bị đơn bà Nguyễn Thu T. đã có hiệu lực pháp luật, VKSND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh thấy cần thông báo để rút kinh nghiệm.
(LSVN) - Nhân dịp Kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, Bác viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 03/02/1969. Càng đọc lại càng thấy sâu sắc, thấm thía lời Bác. Đến nay, đã 53 năm nó còn nguyên giá trị đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
(LSVN) - Thiếu tướng Cao Xuân Khuông, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An là người Tiểu đoàn trưởng 81 ngày đêm kiên cường chốt ở Thành cổ Quảng Trị.
(LSVN) - Chiến thắng 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại ngày lịch sử này và xem lại công cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc tài tình do Đảng ta thực hiện.
(LSVN) - Hôm 09/3/2022, Bộ trưởng Kinh tế Pháp cảnh báo cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có sức nặng và ảnh hưởng ngang với cú sốc dầu mỏ năm 1973, buộc các ngân hàng Trung ương đồng loạt tăng lãi suất, cản trở tăng trưởng kinh tế…
(LSVN) - Được biết đến với mật danh "Chim Ưng" ("Falcon"), Christopher John Boyce có một công việc bí mật nhờ người nhà làm việc trong FBI và trở thành đặc vụ của Liên Xô. Vượt ngục sau khi bị kết án, đặc vụ này đã cướp 17 ngân hàng Mỹ.
(LSVN) - Tám thập kỷ trước, một nhóm phi công Mỹ tham gia trận chiến đầu tiên của họ trong Thế chiến II với sứ mệnh đặc biệt: Làm lính đánh thuê cho Trung Quốc trong kháng chiến chống quân phát xít Nhật Bản. Họ được gọi là Nhóm tình nguyện Mỹ Quốc (AVG), sau đó được biết đến bằng cái tên Phi Hổ.
(LSVN) - Cây nêu đã gắn liền với hình ảnh trong ngày Tết truyền thống ở các gia đình, làng xã Việt, đặc biệt là vùng châu thổ Bắc Bộ. Cho đến nay, tục này vẫn được duy trì, nhưng không còn phổ biến như trước nữa, nhất là ở các đô thị. Tuy nhiên, theo tục lệ xưa, cây nêu cũng giống với cành đào/mai, quất… đã trở thành biểu tượng, báo hiệu cho Tết đến – một năm mới sắp bắt đầu.
(LSVN) - Từ xa xưa, hổ đã có quan hệ với cuộc sống loài người và những quan hệ đó luôn phát triển, đa dạng hóa. Con hổ đi vào cả các sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của con người như một đối tượng phổ biến, gây ảnh hưởng lớn. Ngược lại, con người cũng tác động quyết định tới đời sống cộng đồng hổ.
(LSVN) - Theo Điều 16, 362, 382, 383 Luật Gia Long, thường thì vào cuối năm sang xuân hoặc vào năm có đại lễ, nhà vua xuống lệnh ân xá cho các phạm nhân. Trường hợp do thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc thiên tai, mất mùa, lụt lội, hạn hán thì nhà vua cũng cho tổ chức việc ân xá.
(LSVN) - Ngày Tết được coi là ngày đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với người dân Việt Nam nên mỗi đồng bào các dân tộc lại có những phong tục rất độc đáo để chào đón năm mới, đón Tết cổ truyền. Các phong tục đều có những nét đặc trưng riêng tạo nên một bức tranh ngày Tết đa sắc màu và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
(LSVN) - Việc gọi ông Hổ hay ông Cọp là ông "Ba Mươi" là bắt nguồn từ hình thức với đặc điểm của Hổ là có vằn lông trên thân. Đặc biệt là trên trán của ông Hổ, theo quan niệm, các vằn này tạo thành chữ Vương (Vua – Chúa Sơn Lâm). Chữ Vương (theo các viết tượng hình của chữ Hán) được kết cấu với chữ Tam (Ba) và một nét "sổ" tạo thành chữ Thập (Mười). Theo kết cấu bắt nguồn từ chữ Hán này mà tạo thành cách gọi "Tam Thập = Vương", phiên nôm na ra tiếng Nôm thuần Việt là "Ba Mươi". Vậy ông "Ba Mươi" là chỉ đến đặc điểm của những vằn trên trán của ông Hổ tạo thành chữ Vương.
(LSVN) - Nhiều độc giả Việt Nam chúng ta biết đến Victo Huygo, nhà văn nổi tiếng người Pháp với các tác phẩm chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo tuyệt vời và ông viết về tội phạm, luận về “cỗ máy pháp luật” thì cứ như là một Luật sư tài ba hùng biện. Thế nhưng, ít người chúng ta biết được ông từng tới Việt Nam và trong tiểu thuyết “Những người lao động miền biển” kể về cuộc phiêu lưu của một thủy thủ già có chi tiết ở Thủ Dầu Một, “hổ về bắt một bà lão lúc chợ đang nhóm khá đông”.
(LSVN) - Trong đời sống văn hóa dân gian Việt Nam, ba vị Thổ Công/Táo quân xuất hiện dưới hình ảnh là có 2 ông, 1 bà. Vì vậy, người Việt thường mua sắm ba bộ mũ, áo, hia bằng giấy (không có quần), theo từng năm mà có màu sắc các bộ mã phục này có khác nhau, nhưng đều tuân thủ theo quy luật của Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, bộ mũ, áo, hia sẽ được hóa và thay thế bằng một bộ mới, để hóa vào năm sau.