Kiến nghị một số nội dung về cơ chế thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội
Kiến nghị một số nội dung về cơ chế thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội

(LSVN) - Lựa chọn và xây dựng mô hình chính quyền phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và mục tiêu phát triển đặc thù là yêu cầu chính đáng của mỗi địa phương. Vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, không chỉ đơn thuần là việc ban hành văn bản pháp luật, mà quan trọng hơn cả là tạo được cơ chế thực hiện để phát huy sự riêng biệt nhưng hiệu quả giữa các mô hình. Trong thời điểm Chính phủ đang dự thảo và lấy ý kiến vào Nghị định hướng dẫn thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Bài viết đặt ra một số vấn đề cần làm rõ và các đề xuất mang tính gợi ý nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế thực hiện đó.

Một số vấn đề về pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Một số vấn đề về pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

(LSVN) - Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bảo hiểm ngắn hạn nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị chấm dứt quan hệ lao động và quan trọng hơn là thực hiện các biện pháp để đưa người lao động đó sớm trở lại làm việc. Việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi bị mất việc làm; đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để người lao động tái nhập thị trường lao động.

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình những bất hợp lý từ thực tiễn và kiến nghị
Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình những bất hợp lý từ thực tiễn và kiến nghị

(LSVN) - Trước đây, do đặc điểm và hoàn cảnh lịch sử nên trong một số thời điểm nhất định, Nhà nước đã quy định giao đất cho hộ gia đình để lao động, sản xuất và sinh sống. Điển hình như giai đoạn khi mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tan rã, Nhà nước đã giao khoán đất cho hộ gia đình xã viên và một số đối tượng khác theo bình quân nhân khẩu (Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc ban hành quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp), trên cơ sở đó công nhận QSDĐ của hộ gia đình. Ngoài ra, có giai đoạn ở nước ta, một số địa phương có chính sách giãn dân nên các địa phương cũng giao đất ở cho hộ gia đình theo nhân khẩu. Tại thời điểm hiện nay, những chính sách này đã hết hiệu lực và hộ gia đình cũng không còn là chủ thể sử dụng đất phổ biến được Nhà nước giao đất, cho thuê đất như trước đây. Vì vậy, việc sửa đổi quy định của Luật Đất đai 2013 theo hướng ngừng cấp mới GCNQSDĐ cho hộ gia đình là thực sự cần thiết. Từ đó sẽ góp phần giảm thiểu phát sinh các tranh chấp liên quan đến chế định pháp lý này.

Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013
Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013

(LSVN) - Ở Việt Nam, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Việc sử dụng đất là vấn đề thường hay phát sinh tranh chấp trên thực tế.

Một số kiến nghị về nội dung sửa đổi Luật Đất đai 2013
Một số kiến nghị về nội dung sửa đổi Luật Đất đai 2013

(LSVN) - Luật Đất đai năm 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Sau 7 năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 đã đem lại những hiệu quả tích cực. Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ một số bất cập cần được rà soát và sửa đổi để bảo đảm sự đồng bộ với các luật hiện hành và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Trước yêu cầu đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2022. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số nội dung, nhóm vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).