(LSVN) - UBTCNS kiến nghị Quốc hội xem xét, đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm khách quan, chủ quan, xem xét kiểm điểm các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu; báo cáo từng trường hợp cụ thể gây ra sự chậm trễ.
(LSVN) - Ngày 18/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 436/CĐ-TTg yêu cầu khẩn trương báo cáo những kiến nghị, đề xuất của địa phương, bộ, ngành chưa được các bộ, cơ quan giải quyết.
(LSVN) - Sau khi ban hành Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy chế thi tốt nghiệp THPT theo hướng đồng bộ, thống nhất và phù hợp với hệ thống quy định pháp luật hiện hành.
(LSVN) - Theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí, hiện nay trong thực tế cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi (cụ thể Điều 219 và Điều 360, Bộ luật Hình sự năm 2015). Nên trong chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù để có chính sách xử lý hiệu quả hơn, vừa nghiêm trị, vừa nhân văn, thuyết phục.
(LSVN) - Ngày 13/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Theo đó, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ được trình ra Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).
(LSVN) - UBND TP. Hà Nội vừa có Báo cáo số 126/BC-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2020-2022. Trong đó, có kiến nghị với Bộ Công an không quy định cơ quan quản lý Nhà nước định kỳ 06 tháng, 01 năm bắt buộc phải kiểm tra an toàn về PCCC đối với từng cơ sở. Cơ quan quản lý Nhà nước chỉ tiến hành thanh tra hoặc kiểm tra theo chuyên đề, chuyên ngành, đột xuất.
(LSVN) - Thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng trong các hoạt động tố tụng của các cơ quan thực thi pháp luật, trong đó buộc người bị xử phạt phải chấp hành hình phạt mà Tòa án đã quyết định. Bản án quyết định của Tòa án có được thi hành nghiêm chỉnh hay không là tùy thuộc chủ yếu vào giai đoạn này. Thi hành bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là một hoạt động phức tạp, đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực: Từ việc thi hành các hình phạt chính như cánh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình đến các hình phạt bổ sung …. Như vậy thi hành án hình sự là việc đưa quyết định, bản án đã có hiệu lực của Tòa án vào áp dụng trên thực tế thông qua các hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật và các cá nhân , tổ chức có liên quan.
(LSVN) - Thời gian gần đây, trên các diễn đàn và tại nhiều Văn kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước đề cập nhiều đến vấn đề bồi dưỡng, nâng cao, phát triển phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ Luật sư Việt Nam. Xây dựng, phát triển phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức được coi là nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu chính trong việc xây dựng và phát triển nghề Luật sư tại Việt Nam.
(LSVN) - Ngày 13/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Theo đó, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ được trình ra Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).
(LSVN) - Theo Bộ Quốc phòng, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể "thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng", trong tình hình hiện nay quy định trên phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội.
(LSVN) - Xuất phát từ vị trí địa lý, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có thời gian khá dài thực hiện chính sách, pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về hợp đồng nói riêng chủ yếu được ban hành theo hình thức pháp lệnh và việc thực hiện nhiệm vụ cũng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Do đó, các chế định hợp đồng tập trung trong hệ thống quy phạm pháp luật dân sự (đối với Việt Nam) và trong Luật Hợp đồng (đối với Trung Quốc). Bài viết tập trung phân tích sự tương đồng và những khác biệt cơ bản giữa pháp luật hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc, qua đó đề xuất một số kiến nghị đối với việc tham khảo pháp luật hợp đồng Trung Quốc khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam.
(LSVN) - Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt của pháp luật Việt Nam. Đây là hình phạt tước đi quyền được sống của người phạm tội - quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người. Bài viết phân tích những bất cập trong quy định của của pháp luật về hình phạt tử hình, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.