Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật
Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật

(LSVN) - Theo Luật sư, trong trường hợp bị hại đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền đặc biệt lớn phải có chứng cứ đầy đủ, hợp lệ thì Tòa án mới xem xét. Việc bồi thường bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật, trên cơ sở các chứng cứ mà đương sự có thể cung cấp, xuất trình trong quá trình giải quyết vụ án.

Tòa án có được xét xử quá giờ hành chính?
Tòa án có được xét xử quá giờ hành chính?

(LSVN) - Theo Luật sư, thông thường các Tòa đều xử án trong giờ hành chính nhưng trong một số trường hợp cụ thể thì quy định này cũng có thể thay đổi theo đặc thù, điều chỉnh theo sự sắp xếp của Tòa án. Bởi trong cùng một ngày Tòa án có thể phải xét xử liên tiếp nhiều vụ án, nên có khi giờ bắt đầu phiên tòa của một vụ án nào đó còn nằm trong giờ hành chính nhưng phiên xử về sau có thể kéo dài qua giờ hành chính và kết thúc trễ.

Hải Phòng: Vụ chiếm đoạt gần 09 tỉ đóng họ, Toà 'giải thích' gây tranh cãi…?
Hải Phòng: Vụ chiếm đoạt gần 09 tỉ đóng họ, Toà 'giải thích' gây tranh cãi…?

(LSVN) - Luật sư Bùi Xuân Lai cho rằng, trong vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tiền vay,tiền đóng họ của 97 người, Toà sơ thẩm “giải thích” bà Nguyệt không biết Tuy (chồng) lừa đảo, chiếm đoạt tiền, nên không xem xét xử lý hình sự là chưa “độc lập” trong việc đánh giá đúng hành vi, bản chất, chứng cứ… dẫn đến có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Xác định nơi bị đơn cư trú trong vụ án dân sự đối với người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù
Xác định nơi bị đơn cư trú trong vụ án dân sự đối với người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù

(LSVN) - Quy định về xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đã xuất hiện từ sớm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Để xác định được thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, việc xác định nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của bị đơn có ý nghĩa rất quan trọng. Qua thực tế, vấn đề xác định nơi bị đơn cư trú đối với người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù vẫn chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tồn tại một số bất cập. Trong bài viết này, tác giả bình luận một vụ án dân sự có bị đơn là người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị để giải quyết các tồn tại liên quan đến vấn đề này trong thời gian đến.

Bàn về nguyên tắc xét xử độc lập trong các cấp Tòa án
Bàn về nguyên tắc xét xử độc lập trong các cấp Tòa án

(LSVN) - Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án. Để Tòa án nhân dân thực hiện đúng đắn quyền tư pháp theo Hiến định, Tòa án nhân dân không chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật để trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật của người dân, mà còn trở thành công cụ để người dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước hành vi vi phạm của các cơ quan công quyền. Bảo đảm cho Tòa án được độc lập, Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng đã định hướng rõ tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

Nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án: Thực tiễn áp dụng và những bất cập
Nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án: Thực tiễn áp dụng và những bất cập

(LSVN) - Hoạt động xét xử của Tòa án (Thẩm phán và Hội thẩm) là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, công dân, cơ quan và tổ chức nói riêng, bảo vệ Nhà nước xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung. Trong Nhà nước pháp quyền của chúng ta, tính độc lập của hoạt động tư pháp là một trong những đặc trưng cơ bản và được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013), được cụ thể hóa trong các đạo luật quan trọng như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức TAND… Trải qua quá trình phát triển, hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng hoàn thiện từ lý luận, tư duy đến thực tiễn, thông qua hoạt động xét xử nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử ngày càng thể hiện rõ và đi vào thực chất hơn, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Hội đồng xét xử (HĐXX) nói chung và nâng cao chất lượng giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội thẩm nói riêng.

Tin tặc người Anh nhận tội tại Tòa án Mỹ
Tin tặc người Anh nhận tội tại Tòa án Mỹ

(LSVN) - Ngày 09/5, một tin tặc người Anh thừa nhận tham gia nhóm tin tặc tấn công tài khoản mạng xã hội Twitter của hàng loạt người nổi tiếng, trong đó có cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và tỷ phú công nghệ Elon Musk, cũng như đánh cắp số tiền điện tử trị giá 794,000 USD.

Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và quan hệ con chung theo yêu cầu của nguyên đơn không?
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và quan hệ con chung theo yêu cầu của nguyên đơn không?

(LSVN) - Nguyên đơn là công dân Việt Nam kết hôn với bị đơn là người nước ngoài, có 01 con chung (việc kết hôn và đăng ký khai sinh cho con được thực hiện tại Việt Nam). Sau khi sinh con, cả gia đình sang nước A. sinh sống. Sau đó, người vợ đưa con về Việt Nam sống từ năm 2015 đến nay. Nay người vợ khởi kiện yêu cầu giải quyết việc ly hôn và con chung, bị đơn cung cấp thông tin và tài liệu chứng minh đã có quyết định của Tòa án nước A. công nhận cho bị đơn được nuôi dưỡng con chung; bị đơn chưa cung cấp được chứng cứ xác định đã được giải quyết về quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và quan hệ con chung theo yêu cầu của nguyên đơn không?

Vụ án Alibaba: Các bị hại có phải bắt buộc đến Tòa?
Vụ án Alibaba: Các bị hại có phải bắt buộc đến Tòa?

(LSVN) - Theo Luật sư, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng có nghĩa vụ phải tham gia phiên tòa. Vụ án này có rất nhiều người bị hại, về nguyên tắc, Tòa án phải triệu tập tất cả những người bị hại tham dự phiên tòa để trình bày ý kiến, đưa ra yêu cầu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng quy định tại Điều 62, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng không yêu cầu một cách tuyệt đối là bị hại vắng mặt thì phiên tòa được mở hay không mà việc có tiến hành xét xử hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí, sự xem xét, cân nhắc của Hội đồng xét xử, quy định này cho phép bị hại được phép vắng mặt tại Tòa và trường hợp vẫn muốn Tòa án tiến hành xét xử bình thường, người bị hại phải làm đơn xin vắng mặt kèm theo yêu cầu, nguyện vọng của mình gửi cho Tòa án trước thời điểm mở phiên tòa.