(LSVN) - Ngày 28/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 164/2024/QH15 thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025).
(LSVN) - Với 450/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93.95%) Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
(LSVN) - Tòa án nhân dân Tối cao đang tiến hành tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa. Trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn nếu có vướng mắc, Tòa án nhân dân tối cao sẽ ban hành hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của pháp luật về xử lý vật chứng, trong đó có quy định về xử lý vật chứng là tài sản chung của vợ chồng.
(LSVN) - Ủy ban Tư Pháp nhận thấy phương án cho phép chi trả cho bị hại trong giai đoạn tố tụng trước xét xử sẽ bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho bị hại và cho cả người bị buộc tội (trường hợp bị tính lãi).
(LSVN) - Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại Tờ trình do Viện trưởng VKSNDTC gửi Quốc hội về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
(LSVN) - Theo quy định, việc xử lý vật chứng, đồ vật, tài sản do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện Kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Về cách thức xử lý vật chứng, Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) cũng đã có các quy định cụ thể. Tuy nhiên, thực tiễn xử lý trong vụ án hình sự vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu.
(LSVN) - Quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được quy định tại Điều 47 thuộc Chương VII các biện pháp tư pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) và Điều 106, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS). Có thể hiểu tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là biện pháp tư pháp được tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội góp phần phòng ngừa người đó tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới [1]. Tuy nhiên, khi thực hiện vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định.
(LSVN) - Ngày 14/8/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự. Trong đó, Thông tư hướng dẫn cụ thể về xử lý đối với vật chứng, tài sản và một số vấn đề liên quan đến án phí, tiền phạt.
(LSVN) - Luật sư cho rằng, việc Tòa án đã ghi vào bản án nội dung là mối quan hệ dân sự kinh tế giữa người Việt Nam ở nước ngoài về nước với các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay không được giải quyết trong vụ án chuyến bay giải cứu này, nếu có tranh chấp thì sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi đương sự có yêu cầu là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
(LSVN) - Xử lý vật chứng là việc cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền, tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng, căn cứ vào các quy định của pháp luật quyết định số phận pháp lý của vật chứng đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xử lý vật chứng đúng góp phần quan trọng vào việc khôi phục lại quyền sở hữu cho chủ sở hữu, xóa bỏ phương thức điều kiện phạm tội,… nghiên cứu các quy định về xử lý vật chứng có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với quá trình giải quyết án. Tuy nhiên, quá trình áp dụng pháp luật khi xử lý vật chứng và thực tiễn hiện nay vẫn có nhiều nội dung luật chưa có quy định cụ thể và cũng chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, do vậy gây lúng túng cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành xử lý vật chứng và còn có nhiều quan điểm khác nhau.
(LSVN) – Trong một vụ án hình sự, Cơ quan điều tra thu thập rất nhiều tài liệu, đồ vật khác nhau. Tuy nhiên, không phải tài liệu, đồ vật nào cũng là vật chứng trong vụ án. Nếu tài liệu, đồ vật thu thập trong vụ án không phải là vật chứng và không thuộc trường hợp cấm lưu hành, thì đương nhiên phải trả lại. Còn nếu tài liệu, đồ vật là vật chứng, thì phải xem xét tịch thu nộp ngân sách Nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho chủ sở hữu. Do vậy, cần phải xác định rõ tài liệu, đồ vật nào là vật chứng, tài liệu, đồ vật nào không phải là vật chứng để có cơ sở xem xét, xử lý.
(LSVN) - Đây là một trong những ý kiến đáng chú ý tại cuộc làm việc của Đoàn Giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.