Ảnh minh họa.
Theo đó, đại diện Bộ Công an cho biết, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác điều tra, xử lý loại tội phạm còn thiếu, chưa đồng bộ, không thống nhất, nhất là hướng dẫn của các cơ quan chức năng, dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau.
Các đại biểu chỉ rõ, quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về xử lý vật chứng còn bất cập, gây lãng phí thất thoát. Cụ thể, điểm a, khoản 2, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước hoặc bị tiêu hủy”, tuy nhiên có nhiều loại mặt hàng tuy xác định là hàng giả nhưng chỉ giá về nguồn gốc, tem nhãn, còn giá trị sử dụng trong thực tế vẫn đảm bảo.
Theo quy định tại điều luật này thì số hàng giả phải cấm lưu hành, buộc phải tiêu hủy dẫn đến lãng phí, đồng thời phát sinh chi phí rất lớn cho việc tiêu hủy.
Điểm c, khoản 3, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật...". Tuy nhiên, thực tế chưa có hướng dẫn cụ thể xác định vật chứng nào là hàng hóa mau hỏng, cơ quan nhà có thẩm quyền xác định việc này, có những vật chứng nếu không được xử lý ngay tại giai đoạn điều tra mà để đến khi Tòa xử mới ra quyết định xử lý vật chứng thì giá trị hàng hóa bị sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí hết giá trị sử dụng, cộng thêm chi phí vận chuyển, thuê kho bãi bảo quản, sẽ gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho Nhà nước.
Các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, thành viên đoàn giám sát cho rằng, việc xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, phòng chống tham nhũng còn chậm, cần sớm hoàn thiện để khắc phục những tồn tại, hạn chế đang có.
VĂN QUANG
Cảnh giác với hành vi giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản