(LSVN) - Trong bất kì giai đoạn nào của một vụ án hình sự, Luật sư đều có thể tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. Tuy nhiên, sự tham gia đồng hành của Luật sư ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng sẽ mang đến nhiều thuận lợi nhất định khi Luật sư có thể theo sát từ đầu vụ án và có những cơ hội tiếp xúc, làm rõ các tình huống pháp lý, từ đó có thêm cơ sở để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
(LSVN) - Bản án, quyết định hình sự sơ thẩm sau khi tuyên, ban hành sẽ không có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Kháng cáo là một quyền được quy định cho các chủ thể nhất định để đề nghị cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm. Thẩm quyền kháng cáo được quy định cụ thể tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện.
(LSVN) - Người làm chứng là một chủ thể tham gia tố tụng có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, bài viết dưới đây tập trung phân tích, đánh giá quy định pháp luật về người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) Cộng hòa Liên bang (CHLB Đức), từ đó đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện quy định về người làm chứng.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 được xây dựng dựa trên một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể tiến hành tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng hình sự đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để xác định sự thật khách quan của vụ án và bảo đảm tính công bằng tránh bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người không có tội. Mặc dù đã được ghi nhận là một nguyên tắc nhưng một số quy định để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, nhất là trong phần phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự lại chưa thực sự hợp lý. Do vậy, bài viết tập trung phân tích và đưa ra kiến nghị để giải quyết vấn đề này.
(LSVN) - Quyền được bào chữa là một trong những quyền quan trọng của người bị buộc gắn liền với quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định, nhà nước có trách nhiệm phải bảo đảm cho người bị buộc tội khi tham gia hoạt động tố tụng. Trong thực tiễn, người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa bằng cách tự bào chữa hoặc nhờ người khác theo quy định của luật để bào chữa cho mình và có thể kết hợp cả hai. Thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự không chỉ góp phần bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm mà còn góp phần bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội.
(LSVN) - Vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có Báo cáo sơ kết thực tiễn 05 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) gửi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.Trong đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị xây dựng các quy định kết nối các quy định của BLTTHS 2015 với Luật Thi hành án hình sự để làm rõ vai trò của Luật sư trong giai đoạn thi hành án hình sự, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định tư cách cho Luật sư tiếp tục tham gia với tư cách là người bảo vệ và tư vấn pháp luật cho người bị buộc tội ở giai đoạn này.
(LSVN) - Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về cấm đi khỏi nơi cư trú. Theo đó, cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) ra đời thay thế BLTTHS năm 2003 và đã nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần đáp ứng cải cách tư pháp ở nước ta. Tuy nhiên qua thực tiễn thi hành, một số quy định BLTTHS năm 2015 đã bộc lộ bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình giải quyết các vụ án hình sự, vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS năm 2015 là rất cần thiết.
(LSVN) - Thực hiện Công văn số 2133/VKSNDTC-V14 ngày 02/6/2023 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam nghiên cứu, rà soát, sơ kết 05 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS), sáng nay (05/8) tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức Hội thảo sơ kết 05 năm thi hành BLTTHS nhằm lấy ý kiến về những bất cập, vướng mắc trong quá trình thi hành BLTTHS và đưa ra kiến nghị, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung BLTTHS 2015.
(LSVN) - Xét xử vụ án hình sự là hoạt động trung tâm, đóng vai trò chính đó là Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành rà soát và đánh giá một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết của vụ án hình sự để giải quyết, phán xét và quyết định bị cáo có tội hay không bằng việc tuyên một bản án công minh, đúng pháp luật. Qua đó, đảm bảo sức thuyết phục, tránh bỏ lọt tội phạm và kết án oan người vô tội, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Vì vậy, bên cạnh giải quyết tốt các vấn đề trong vụ án hình sự thì cũng cần phải quan tâm tới những vấn đề dân sự khác có liên quan.
(LSVN) - Quyền quyết định thực nghiệm điều tra là một quyền mới của thẩm phán chủ tọa phiên tòa được Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định so với BLTTHS năm 2003. Việc bổ sung quyền này cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhằm giúp cho việc giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên, đây là một quyền mới và trong thực tiễn vẫn còn thiếu văn bản hướng dẫn thi hành, nên trong quá trình áp dụng vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
(LSVN) - Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm. Đây là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 lần đầu tiên bổ sung dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ có giá trị là một chứng cứ vật chất chứng minh làm rõ hành vi phạm tội trong vụ án hình sự. Dữ liệu điện tử được quy định tại Điều 99 BLTTHS theo đó “Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”. Việc sử dụng dữ liệu điện tử làm chứng cứ trong các vụ án hình sự ngày càng tăng trong đó có các vụ án trộm cắp tài sản. Trong bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu, trao đổi về những khó khăn trong việc thu thập và sử dụng chứng cứ là dữ liệu điện tử trong các vụ án trộm cắp tài sản và một vài kiến nghị giải quyết những khó khăn vướng mắc nêu trên.
(LSVN) - Tố tụng Hình sự là lĩnh vực hoạt động nhà nước nhạy cảm mà trong đó quyền con người của bị cáo dễ bị xâm phạm nhất. Bài viết khái quát lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật tố tụng hình sự, thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền con người của bị cáo và đưa ra một số kiến nghị tăng cường bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự.
(LSVN) - Tố tụng Hình sự là lĩnh vực hoạt động nhà nước nhạy cảm mà trong đó quyền con người của bị cáo dễ bị xâm phạm nhất. Bài viết khái quát lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật tố tụng hình sự, thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền con người của bị cáo và đưa ra một số kiến nghị tăng cường bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự.
(LSVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 02/2021/UBTVQH15 ngày 22/9/2021 về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Theo đó, Nghị quyết bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 để trình Quốc hội ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 02 về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS).
(LSVN) - Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định Tòa án có thẩm quyền xác minh, thu thập và bổ sung chứng cứ nhằm đảm bảo cho vụ án hình sự được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định này trên thực tế còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao do chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể.
(LSVN) - Tại Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 12/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự với 466/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
(LSVN) - Sáng 29/11, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về hai luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 2, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê.
(LSVN) - Bảo quản vật chứng có ý nghĩa duy trì tình trạng nguyên vẹn của vật chứng cũng như đảm bảo giá trị chứng minh, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Qua thực tiễn áp dụng, một số quy định về bảo quản vật chứng trong tố tụng hình sự đã bộc lộ những bất cập cần liên ngành hướng dẫn.
(LSVN) - Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được hầu hết các nước có nền khoa học pháp lý phát triển áp dụng. Ở Việt Nam, mãi cho đến năm 2015 thì thuật ngữ này mới được định danh trong luật, nhưng thực tiễn áp dụng chưa được như mong muốn.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 đã được áp dụng, thi hành một thời gian, phát huy được nhiều ưu điểm, tạo ra hành lang pháp lý cơ bản, thống nhất để các Cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn (BPNC) “bảo lĩnh” trên thực vẫn còn có một số khó khăn, vướng mắc.