Bàn về điều kiện miễn hình phạt theo Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Đây là một quy định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc. Miễn hình phạt là việc Tòa án không buộc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt. Miễn hình phạt chỉ đặt ra cho những trường hợp việc áp dụng hình phạt đối với họ là không cần thiết, không đạt được mục đích của hình phạt hoặc trái với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam.

Nghị định 08/2023/NĐ-CP có tác động như thế nào đến doanh nghiệp?

(LSVN) – Các quy định tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP chỉ là các giải pháp ngắn hạn nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023 và 2024. Về dài hạn, để Nghị định 08/2023/NĐ-CP thực sự đi vào cuộc sống, các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải thực sự có thiện chí trong việc đàm phán với trái chủ để có phương án gia hạn hợp lý hoặc trả bằng tài sản khác; tôn trọng và đảm bảo được quyền lợi của trái chủ.

Bàn về quy định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

(LSVN) - Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội, bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội… thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, áp giải, dẫn giả... Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (BLTTHS) đã quy định tương đối đầy đủ về trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền và nhất là về thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế này. 

Nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án: Thực tiễn áp dụng và những bất cập

(LSVN) - Hoạt động xét xử của Tòa án (Thẩm phán và Hội thẩm) là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, công dân, cơ quan và tổ chức nói riêng, bảo vệ Nhà nước xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung. Trong Nhà nước pháp quyền của chúng ta, tính độc lập của hoạt động tư pháp là một trong những đặc trưng cơ bản và được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013), được cụ thể hóa trong các đạo luật quan trọng như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức TAND… Trải qua quá trình phát triển, hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng hoàn thiện từ lý luận, tư duy đến thực tiễn, thông qua hoạt động xét xử nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử ngày càng thể hiện rõ và đi vào thực chất hơn, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Hội đồng xét xử (HĐXX) nói chung và nâng cao chất lượng giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội thẩm nói riêng.

Hợp đồng dân sự vô hiệu do không đáp ứng về ‘năng lực’ và ‘ý chí’ chủ thể

(LSVN) - Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, không phải tất cả các hợp đồng giao kết đều có giá trị pháp lý và được thực hiện.

Bàn về tội ‘Hiếp dâm người dười 16 tuổi’ trong trường hợp phạm tội chưa đạt

(LSVN) - Tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” được ghi nhận tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, định nghĩa về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau: “Tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự hiện hành, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ”.