Ảnh minh họa.
Cụ thể, theo Điều 103 dự thảo Luật, trách nhiệm của Thẩm phán gồm:
- Tuân thủ Hiến pháp và Luật; kiên quyết bảo vệ công lý.
- Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử.
- Bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật.
- Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật tư pháp.
- Học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán.
- Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, kiến thức xã hội liên quan; về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.
- Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân theo luật.
- Ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng bổ sung quy định mới về giải quyết khiếu nại đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển Thẩm phán tại Điều 110. Theo đó, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét các khiếu nại liên quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán để đề nghị Chủ tịch nước quyết định theo quy định của pháp luật.
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc điều động, biệt phái, luân chuyển Thẩm phán theo quy định của pháp luật.
MAI HUỆ
Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Đề xuất Thẩm phán phải từ đủ 28 tuổi trở lên