/ Nghiên cứu - Trao đổi
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ vay trực tuyến tại các công ty tài chính
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ vay trực tuyến tại các công ty tài chính

(LSVN) - Trong thời đại công nghệ số, hoạt động cho vay trực tuyến tại các công ty tài chính đang thu hút sự quan tâm, sử dụng của người tiêu dùng. Về bản chất, cho vay trực tuyến là hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua công nghệ số của các công ty tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn chủ yếu cho mục đích tiêu dùng. Bài viết làm rõ quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ vay trực tuyến tại các công ty tài chính. Qua đó, chỉ ra một số hạn chế, bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ vay trực tuyến tại các công ty tài chính ở Việt Nam.

Hoàn thiện một số chính sách để phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định
Hoàn thiện một số chính sách để phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định

(LSVN) - Nam Định là địa phương có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, sản phẩm được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, với việc phát triển tự phát, nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một trong nền kinh tế cạnh tranh hiện đại… Do vậy, cần phải có chính sách phù hợp để làng nghề tiếp tục phát triển bền vững nhằm góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống.

Quy định về đình công theo Bộ luật Lao động năm 2019
Quy định về đình công theo Bộ luật Lao động năm 2019

(LSVN) -  Những quy định về đình công tại Bộ luật Lao động năm 2019 có ý nghĩa khắc phục ngay những bất cập, nhằm tạo môi trường pháp lý linh hoạt, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích các bên cũng như bảo đảm phù hợp với sự phát triển của quan hệ lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bàn về công tác giám định tư pháp
Bàn về công tác giám định tư pháp

(LSVN) - Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

Lịch sử hình thành về hòa giải và hòa giải thương mại tại Việt Nam
Lịch sử hình thành về hòa giải và hòa giải thương mại tại Việt Nam

(LSVN) - Tục ngữ có câu: “Việc dân sự cốt ở đôi bên”. Có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, thể chế hòa giải được hình thành dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội, cũng như xuất phát từ chính yêu cầu giải quyết mâu thuẫn của cuộc sống, sự đoàn kết trong nhân dân và chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa đương thời(1). Qua mỗi thời kỳ, chế định hòa giải luôn tồn tại và phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu tất yếu từ thực tiễn xã hội(2). Thực tế cho thấy, hòa giải đã được hình thành và dần hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Dưới đây là những dấu mốc nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của hòa giải thương mại tại Việt Nam.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự năm 2015
Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự năm 2015

(LSVN) - Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do Bộ luật Dân sự quy định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định. Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ sở hữu, thể chế nhà nước khác nhau, việc ghi nhận các căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu cũng khác nhau. Trên cơ sở tính chất, nội dung của các sự kiện pháp lý mà quyền sở hữu phát sinh có thể thuộc hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác. Ở bài viết này, tác giả phân tích và ra nêu một số điểm hạn chế về căn cứ xác lập quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

Xây dựng pháp luật bảo đảm sự lãnh đạo của đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp
Xây dựng pháp luật bảo đảm sự lãnh đạo của đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp

(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ-TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 “Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”. Đây là chủ trương của Đảng trong tình hình mới cần phải được nghiên cứu, tìm ra giải pháp để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp. Bài viết đưa ra bốn giải pháp đột phá trong xây dựng pháp luật, làm cơ sở để tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Xác định tư cách tố tụng của Điều tra viên tại phiên tòa
Xác định tư cách tố tụng của Điều tra viên tại phiên tòa

(LSVN) - Điều 296, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) có quy định về sự có mặt của Điều tra viên tại phiên tòa khi Hội đồng xét xử xét thấy cần thiết để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, về tư cách tố tụng của Điều tra viên tại phiên tòa lại đang có những ý kiến, quan điểm khác nhau.

Bàn về quy định hòa giải tranh chấp đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Bàn về quy định hòa giải tranh chấp đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(LSVN) - Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong tranh chấp đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận. Trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng, hòa giải có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu hòa giải thành, có nghĩa là tranh chấp sẽ kết thúc, không những hạn chế được sự phiền hà, tốn kém cho các bên đương sự mà còn giảm bớt được công việc đối với Tòa án, đảm bảo đoàn kết trong nội bộ Nhân dân. Đồng thời, qua hòa giải, các đương sự sẽ hiểu thêm về pháp luật và chính sách của Nhà nước. Với ý nghĩa đó Luật Đất đai năm 2013 và đến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đều đã quy định hòa giải là thủ tục đầu tiên của quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Luận bàn về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh
Luận bàn về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh

(LSVN) - Ngày 28/10/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh. Bài viết tìm hiểu, luận bàn làm rõ thêm các nội dung liên quan và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tinh thần cống hiến và thu hút nhiều hơn nữa các đạo diễn nghệ thuật, diễn viên trong quá trình sáng tác, truyền tải các thông điệp cuộc sống, làm giàu thêm đời sống tinh thần cho xã hội và gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc.

Bàn về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Bàn về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

(LSVN) - Xét xử vụ án hình sự là hoạt động trung tâm, đóng vai trò chính đó là Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành rà soát và đánh giá một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết của vụ án hình sự để giải quyết, phán xét và quyết định bị cáo có tội hay không bằng việc tuyên một bản án công minh, đúng pháp luật. Qua đó, đảm bảo sức thuyết phục, tránh bỏ lọt tội phạm và kết án oan người vô tội, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Vì vậy, bên cạnh giải quyết tốt các vấn đề trong vụ án hình sự thì cũng cần phải quan tâm tới những vấn đề dân sự khác có liên quan.

Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa các lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo Nghị quyết 27-NQ/TW
Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa các lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo Nghị quyết 27-NQ/TW

(LSVN) - Trong điều kiện xã hội phát triển, bổ trợ tư pháp đóng vai trò ngày càng quan trọng. Thực tiễn cho thấy, để các lĩnh vực này hoạt động hiệu quả và phát triển không thể chỉ hoàn toàn do Nhà nước thành lập ra, rồi “bao bọc”, mà còn cần đến sự tham gia của cộng đồng, nhất là từ các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật. Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới một lần nữa cho thấy vai trò, sự cần thiết của bổ trợ tư pháp cũng như đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đối với lĩnh vực này. Bài viết nêu lên những vấn đề cơ bản và đề xuất một số giải pháp huy động nguồn lực để xã hội hóa, phát triển đối với công chứng, hòa giải, trọng tài, thừa phát lại, giám định tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Một số đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam và giải pháp đột phá định hướng xây dựng, hoàn thiện
Một số đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam và giải pháp đột phá định hướng xây dựng, hoàn thiện

(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII đã xác định nhiệm vụ trọng tâm “Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật”. Trên cơ sở trình bày một số đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam, bài viết đề xuất giải pháp đột phá định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Bàn về chế định án treo: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện
Bàn về chế định án treo: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Xuất phát từ nhiệm vụ của luật hình sự và mục đích của việc buộc người phạm tội phải thi hành hình phạt thể hiện việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như mục đích răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội hoàn lương, án treo là một trong các biện pháp tác động mà Nhà nước đã sử dụng để tác động đến người phạm tội. Chế định án treo là một biểu hiện rõ nét của sự kết hợp hài hòa giữa phương châm trừng trị với khoan hồng, đồng thời cũng thể hiện sự tham gia của nhân dân vào việc giám sát người phạm tội tự giáo dục, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.

Quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự: Thực trạng và giải pháp ​
Quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự: Thực trạng và giải pháp ​

(LSVN) - Hiện nay, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập quốc tế thì vai trò và ý nghĩa của công tác thi hành án ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn, có vị trí xứng đáng trong hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp Việt Nam.

Bàn về việc hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hạn truy tố vụ án hình sự
Bàn về việc hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hạn truy tố vụ án hình sự

(LSVN) - Truy tố vụ án hình sự là một giai đoạn trong quá trình tố tụng, giải quyết vụ án hình sự, sau giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước Tòa án để tiến hành xét xử thông qua bản cáo trạng, thẩm quyền thực hiện quyền truy tố thuộc về Viện Kiểm sát.

Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về tội ‘Đánh bạc’, tội ‘Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc’ trong Bộ luật Hình sự
Bất cập và kiến nghị hoàn thiện về tội ‘Đánh bạc’, tội ‘Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc’ trong Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Tội “Đánh bạc” và tội “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” thuộc nhóm tội danh xâm phạm trật tự công cộng. Nhìn chung, trong những năm qua, các tội danh này tăng nhanh về số lượng, với tính chất phức tạp, tinh vi. Mặc dù, Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều sửa đổi, bổ sung đã khắc phục các hạn chế, bất cập trong quy định của BLHS năm 1999. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết các vụ án về tội “Đánh bạc”; tội “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” tại các Tòa án vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc và cách hiểu khác nhau. 

Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

(LSVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vấn đề con người. Tư tưởng về phát huy nhân tố con người được thể hiện một cách đa dạng, phong phú, trở thành tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tiễn cách mạng ở Việt Nam nói chung, quá trình đấu tranh giành và giữ vững độc lập, tự do của Tổ quốc nói riêng đã và đang phát huy nhân tố con người, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn và sức mạnh con người Việt Nam.

Bàn về thu hồi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Bàn về thu hồi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(LSVN) - Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án nhà ở thương mại hiện nay là một yêu cầu thiết thực của các doanh nghiệp để tạo lập được một quỹ đất sạch, đồng thời tạo điều kiện cho các chủ đầu tư triển khai dự án được nhanh chóng, góp phần vào cải tạo môi trường sống hiện đại cho người dân cũng như phát triển kinh tế địa phương. Chính vì vậy, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đưa nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại vào các quy định của luật để mong muốn điều chỉnh thống nhất trong việc áp dụng, tạo điều kiện thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tội 'Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ'
Tội 'Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ'

(LSVN) - Quyền sống là quyền đặc biệt quan trọng được quy định trong Hiến pháp: “Mọi người có quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”, hơn nữa trẻ em là đối tượng đặc biệt được bảo vệ, trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, tội phạm giết người nói chung và giết con hoặc vứt con mới đẻ diễn ra hết sức phức tạp. Đây là những hành vi không chỉ vi phạm tiêu chuẩn đạo đức truyền thống mà còn là hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền con người, quyền trẻ em.

Một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong tố tụng hình sự
Một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Là một nội dung quan trọng phải được xem xét và quyết định khi giải quyết vụ án hình sự, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ (TTGN) trách nhiệm hình sự (TNHS) hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Mặc dù hiện nay chưa có hướng dẫn liên quan, nhưng đa số vẫn dựa trên tinh thần của Nghị quyết 01/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Qua thực tiễn xét xử, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.

Bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

(LSVN) - Cải cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiệm vụ đó được thể hiện trong các văn kiện của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước như Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới, Hiến pháp năm 2013... Trong cải cách cách tư pháp, bảo đảm thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử luôn là nội dung chủ yếu và quan trọng, được quan tâm hàng đầu. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên tắc độc lập xét xử, đánh giá thực trạng để từ đó có các kiến nghị tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực hiện nguyên tắc này luôn là vấn đề thời sự, cấp thiết trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW hiện nay.

Quyền bào chữa của bị cáo theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số kiến nghị
Quyền bào chữa của bị cáo theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số kiến nghị

(LSVN) - Cùng với tiến trình cải cách tư pháp trong quá trình lập hiến, lập pháp, các quy định địa vị pháp lý của bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nguyên tắc tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới. Trong đó, quyền bào chữa của bị cáo là một quyền quan trọng góp phần đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, đúng đắn, thể hiện sự tôn trọng quyền con người của người bị đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn còn bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế liên quan đến quyền bào chữa của bị cáo. Bài viết tập trung làm rõ về quyền bào chữa của bị cáo và phân tích một số hạn chế pháp lý và thực thi để đề xuất kiến nghị nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả quyền bào chữa của bị cáo.

Những bất cập, vướng mắc về định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Những bất cập, vướng mắc về định giá tài sản trong tố tụng hình sự

(LSVN) - Định giá tài sản trong tố tụng hình sự là nguồn chứng cứ quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Việc xác định giá trị tài sản bị xâm phạm có ý nghĩa quan trọng, mang tính chất bắt buộc xác định hành vi xâm phạm về tài sản có phải là tội phạm hay không, là căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, yếu tố định tội, định khung hình phạt đối với bị cáo; là căn cứ xác định những thiệt hại, buộc bị cáo bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội đã gây ra.

Điều kiện cấp giấy phép trong đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép
Điều kiện cấp giấy phép trong đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép

(LSVN) - Luật Đầu tư (LĐT) 2020 quy định giấy phép là một trong các điều kiện đầu tư kinh doanh tại điểm a, khoản 6, Điều 7. Như vậy, giấy phép là một hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh, theo đó, để có được quyền đầu tư kinh doanh trong một số ngành, nghề nhất định, doanh nghiệp, thương nhân phải thỏa mãn một số điều kiện, lập hồ sơ đề nghị, thực hiện theo trình tự do pháp luật quy định sẽ được cơ quan quản lý Nhà nước cấp một văn bản mang tính chất xác nhận quyền kinh doanh đối với ngành nghề đó. Tương ứng với mỗi giấy phép kinh doanh, các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc Nghị định hướng dẫn sẽ có những quy định cụ thể về điều kiện cấp phép. Đây là nội dung quan trọng nhất của một giấy phép kinh doanh, chủ thể kinh doanh căn cứ vào đó để xác định các nội dung cần chuẩn bị và cơ quan Nhà nước căn cứ theo đó để xem xét và ra quyết định cấp phép. Trong nội dung bài viết này, tác giả trình bày, phân tích quy định pháp luật, nêu một số bất cập của quy định pháp luật và từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định quy định pháp luật về điều kiện cấp giấy phép trong đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới
Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới

(LSVN) – Những năm gần đây, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực, song công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật tiếp tục được tăng cường và đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết khái quát về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.

Một số vấn đề về tịch thu hay không tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội
Một số vấn đề về tịch thu hay không tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội

(LSVN) - Trong thời gian qua, việc xử lý số tiền bị tội phạm chiếm đoạt nhưng chủ sở hữu không yêu cầu bồi thường hoặc nhận lại gây nhiều khó khăn cho công tác giải quyết án và còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Chính vì vậy, ngày 01/10/2019 Tòa án nhân dân Tối cao (TAND Tối cao) đã ban hành Công văn số 233/TANDTC-PC về việc trao đổi nghiệp vụ (Công văn 233/TANDTC-PC).

Chứng minh tính hợp pháp - Yếu tố cần thiết để bảo đảm quyền lợi của nhóm chủ thể yếu thế trong giao dịch dân sự về bất động sản
Chứng minh tính hợp pháp - Yếu tố cần thiết để bảo đảm quyền lợi của nhóm chủ thể yếu thế trong giao dịch dân sự về bất động sản

(LSVN) - Bảo vệ quyền lợi của nhóm chủ thể yếu thế là một nội dung quan trọng, cần được xem xét khi xây dựng chính sách và xây dựng hệ thống pháp luật. Nội dung này cũng đã được thể hiện xuyên suốt và thống nhất từ trên xuống dưới, từ Hiến pháp đến các bộ luật, luật và các văn bản dưới luật. Mặc dù vậy, trong số các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, mức độ ưu tiên bảo vệ cho nhóm chủ thể yếu thế có sự khác biệt. Đâu đó vẫn tồn tại những văn bản, những quy định chưa thực sự chú trọng bảo vệ quyền lợi của  nhóm chủ thể yếu thế, hoặc đặt những nội dung khác lên hàng ưu tiên cao hơn. Thực tế này tạo ra những bất cập nhất định, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm chủ thể yếu thế, gây nên những thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến trật tự xã hội.