/ Nghiên cứu - Trao đổi
/ Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay

Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay

19/06/2024 06:44 |

(LSVN) - Tội phạm giết người gây ra hậu quả nghiêm trọng và tác động lớn tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục tại các địa phương và khu vực nơi xảy ra, gây tâm lý hoang mang, sợ hãi, mất trật tự an toàn xã hội. Để phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp, ngăn chặn loại tội phạm này, hạn chế tối đa những thiệt hại và hậu quả do tội phạm gây ra, bài viết nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm này tại tỉnh Sơn La.

 Hội thảo khoa học cấp tỉnhThực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

Hiện nay, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của tỉnh Sơn La cũng có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó có tội phạm về an ninh, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là tội phạm hình sự. Trong đó, tội phạm giết người có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, tính chất, phương thức, thủ đoạn giết người tinh vi, liều lĩnh, manh động, hung hãn, trắng trợn, để lại hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều đối tượng, gây ra tâm lý hoang mang, sợ hãi, bức xúc trong quần chúng nhân dân, tạo dư luận xấu và ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Để phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp, ngăn chặn loại tội phạm giết người, hạn chế tối đa những thiệt hại và hậu quả do loại tội phạm này gây ra, qua nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh Sơn La, tác giả cho rằng trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số nhóm giải pháp sau:

1. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục

Nghiên cứu tội phạm học và tình hình tội phạm giết người cho thấy, số bị cáo là người thất nghiệp hoặc không có nghề nghiệp ổn định, tham gia các tệ nạn xã hội phạm tội giết người chiếm tỷ lệ cao hơn so với những đối tượng khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội, lao động việc làm, sinh kế, thu nhập của người dân. Vì vậy, cần chú ý đến các giải pháp trong lĩnh vực này; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm việc làm, hỗ trợ sinh kế, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, đặc biệt là những đối tượng trong độ tuổi lao động để họ có việc làm, có thu nhập, không có thời gian, điều kiện để mắc vào các tai, tệ nạn xã hội, khi đó tỷ lệ tội phạm giết người sẽ giảm. Theo đó, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể sau:

Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội; hệ thống các cơ quan tư pháp; lực lượng vũ trang; trong đó có lực lượng Công an nhân dân cần tiếp tục quan tâm, làm tốt hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đói nghèo tại các địa phương trong toàn tỉnh; đặc biệt là tại các địa phương còn có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Hai là, cần có cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tại các vùng còn gặp nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, tại các huyện nghèo, xã nghèo...

Ba là, cần có cơ chế, chính sách giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm cho các tầng lớp nhân dân; đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho những người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đây được coi là giải pháp căn cơ, hữu hiệu, có tính thực tế cao. Bởi lẽ: “Lao động không chỉ tạo cho con người của cải vật chất mà còn giúp con người tự hoàn thiện mình, loại trừ những nhu cầu lệch lạc”(1). Do đó, trước hết cần chú ý đến công tác hướng nghiệp, tập trung vào việc nghiên cứu quan hệ giữa thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp; dự báo sự phát triển và quan hệ cung cầu của thị trường lao động, đào tạo những nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của xã hội, đất nước, khu vực và địa phương. Công tác hướng nghiệp cần phải được thực hiện trong các cấp học, ngành học, ngay ở bậc phổ thông và kết hợp với công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là đối với các em đã rời ghế nhà trường, không tiếp tục tham gia học tập ở bậc học cao hơn, song lại chưa đến tuổi lao động, chú trọng đến các em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới...

Bốn là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; hệ thống các quan tư pháp như toàn án, viện kiểm sát; lực lượng vũ trang; lực lượng công an cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp trong hệ thống trường học, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị ở địa phương, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc, lực lượng vũ trang, gia đình, nhà trường và toàn xã hội phải cùng nhau làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp, học nghề, dạy nghề cho các em. Hoạt động hướng nghiệp cần được tổ chức theo các ngành nghề phù hợp với trình độ lao động, độ tuổi, sở thích, giới tính. Nhờ đó sẽ hạn chế được tình trạng thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong lực lượng lao động trẻ.

Năm là, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; hệ thống các quan tư pháp gồm tòa án, viện kiểm sát; lực lượng vũ trang; lực lượng công an cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến giải quyết các vấn đề xã hội, ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế các tệ nạn xã hội trên địa bàn toàn Tỉnh.

Sáu là, chính quyền Tỉnh Sơn La cần tiếp tục đầu tư và quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó cần tiếp tục quan tâm và đầu tư hơn nữa cho sự nghệp văn hóa, xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La là cần tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội sâu rộng, bền vững, toàn diện, tiên tiến và đậm đà bản sắc, nhằm tạo ra môi trường văn hóa thực sự lành mạnh, nơi sản sinh và nuôi dưỡng những nhân cách cao đẹp, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ và đạo đức, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung.

2. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Hoạt động tội phạm, trong đó có tội phạm giết người thường phát sinh từ nguyên nhân chủ quan, khách quan và có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi địa bàn, mọi đối tượng. Do đó, nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất hậu quả, thiệt hại do loại tội phạm này gây ra. Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

(1) Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội; hệ thống các quan tư pháp; lực lượng vũ trang; trong đó có lực lượng công an cần cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách sâu rộng, đồng bộ, có tổ chức, có hệ thống đến mọi tầng lớp nhân dân.

(2) Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong các cộng đồng dân cư ở cơ sở gắn với các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Ngày hội quốc phòng toàn dân”, “Ngày hội đại đoàn kết dân tộc” khơi dậy, và phát huy vị trí, vai trò làm chủ của nhân dân trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội với các cơ quan chức năng. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng môi trường sống lành mạnh trong các cộng đồng dân cư. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở mọi địa bàn, mọi nơi, mọi lúc, tạo thế chủ động tấn công, trấn áp các loại tội phạm, trong đó có tội phạm giết người.

(3) Các cấp ủy Đảng, chính quyền và lực lượng vũ trang toàn toàn Tỉnh cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, trong đó có tội phạm giết người trong hệ thống các nhà trường; trong đó chú trọng vào hệ thống các trường phổ thông, trường trung cấp, chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học, các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn toàn Tỉnh. Qua đó giúp các em học sinh nâng cao tinh thần cảnh giác trước các âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm, trong đó có tội phạm giết người, không bị tác động, lôi kéo, dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong trường học. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đến các tầng lớp nhân dân và các cộng đồng dân cư; trong đó chú trọng đến các đối tượng phụ nữ, trẻ em, người già, những người yếu thế trong xã hội; học sinh, sinh viên.

(4) Tiếp tục làm tốt công tác đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng. Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa lực lượng công an với các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị ở cơ sở như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi… Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm giết người, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho nhân dân. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp tham gia phòng, chống tội phạm giết người; nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, tích cực đấu tranh, ngăn chặn, nâng cao tỷ lệ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án giết người; từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm giết người. Qua đó đưa công tác vận động quần chúng đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người phát triển rộng khắp, thường xuyên, liên tục. Tiếp tục khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, trong đó có tội phạm giết người. Thực tế cho thấy, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, trong đó có tội phạm giết người trên địa bàn Tỉnh Sơn La đạt được kết quả quan trọng, nhiều vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng được điều tra nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức, nhân tài, vật lực là nhờ vào thông tin cung cấp, đấu tranh, tố giác tội phạm và sự giúp đỡ, đồng hành tích cực của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân đã phát huy vai trò làm chủ và thực sự là “tai mắt”, là chỗ dựa tin cậy giúp lực lượng công an đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và tội phạm, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong toàn Tỉnh.

3. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Nghiên cứu tình hình tội phạm giết người cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm giết người có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp là do những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Do đó, để hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, các loại tội phạm, trong đó có tội phạm giết người, cần tập trung làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự như sau:

Các cơ quan chức năng cần tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước về nhân khẩu, hộ khẩu và cư trú. Đây là một trong các mặt công tác cơ bản nhằm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm. Quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu và cư trú sẽ làm giảm thiểu thấp nhất hiện tượng tội phạm giả mạo, trà trộn để thực hiện hành vi phạm tội. Đồng thời giúp quần chúng nhân dân phát hiện đối tượng nghi vấn, kịp thời ngăn chặn. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý, giáo dục đối tượng có nguy cơ phạm tội giết người nhằm quản lý chặt chẽ, phát hiện kịp thời sự suy thoái, biến chất về nhân cách của các loại đối tượng khác nhau ở những cấp bậc khác nhau góp phần quan trọng trong việc sàng lọc, phân hóa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, trong đó có tội phạm giết người. Đồng thời với việc quản lý tốt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Kết luận

Xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Sơn La có tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng công an nhân dân trên trận tuyến đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người nói riêng. Những giải pháp trên được xác định trên cơ sở của tình hình thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua. Đồng thời vận dụng lý luận, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung.

(1) Nghiêm Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 429.

 

Tài liệu tham khảo

1.      Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020-2025.

2.      Đỗ Đức Hồng Hà, Tội giết người và đấu tranh phòng chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2008.

3.      https://bandantoc.sonla.gov.vn/chinh-sach-dan-toc/ket-qua-thong-ke-dan-so-ty-le-ho-ngheo-theo-tung- dan-toc-tren-dia-ban-tinh-son-la-nam-2022-703180.

4.      https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-32-CT-TW-tang-cuong-su-lanh-dao-dang- cong-tac-pho-bien-giao-duc-phap-luat-nang-cao-y-thuc-chap-hanh-phap-luat-can-bo-nhan-dan-69735.aspx.

5.      https://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/chi-dao-dieu-hanh/75-nam-thuc-hien-sau-dieu-bac-ho-day-

--luc-luong-cong-an-nhan-dan-ren-duc-luyen-tai-lap-chien-cong-vi-nuoc-quen-than-vi-dan-phuc-vu-    d24-t34508.html.

6.      https://cand.com.vn/hoat-dong-ll-cand/lan-toa-phong-trao-toan-dan-bao-ve-antq-tai-son-la-i704777/.

7.      https://socongthuong.sonla.gov.vn/hoat-dong-cua-so/huong-ung-thanh-hanh-dong-quoc-gia-phong- chong-bao-luc-gia-dinh-711965.

8.      https://sonla.gov.vn/tin-chinh-tri/thuc-hien-dong-bo-cac-giai-phap-dam-bao-an-ninh-trat-tu-tren-dia- ban-son-la-746917.

9.      https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bao-luc-gia-%C4%91inh-nhung-con-so-%C4%91au- long-47791-4504.html.

10.     https://tuoitre.vn/thu-truong-bo-cong-an-vu-khung-bo-dak-lak-la-he-qua-qua-trinh-khong-ngung- chong-pha-20230906211800544.htm

 Thạc NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

Công an tỉnh Sơn La

Giá trị nhân quyền trong triết lý và đạo đức phật giáo

 

Nguyễn Mỹ Linh