Người đã bị tuyên án tử hình về các tội đã bỏ hình phạt tử hình trước ngày 01/7/2025 thì xử lý thế nào?
Người đã bị tuyên án tử hình về các tội đã bỏ hình phạt tử hình trước ngày 01/7/2025 thì xử lý thế nào?

(LSVN) - Tại buổi họp báo công bố các luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc vụ Quốc hội khóa XV thông qua được Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức vào sáng 3/7, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đã giải thích rõ các điều khoản chuyển tiếp khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Bổ sung tội 'Sử dụng trái phép chất ma túy " vào Bộ luật Hình sự
Bổ sung tội 'Sử dụng trái phép chất ma túy" vào Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Ngày 25/6/2025, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, Kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật số 86/2025/QH15 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2025). Một trong những điểm mới đáng chú ý là Luật này đã bổ sung tội 'Sử dụng trái phép chất ma túy" vào Bộ luật Hình sự.

Tội 'Đe dọa giết người' trong BLHS Cộng hòa Liên Bang Đức và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tội 'Đe dọa giết người' trong BLHS Cộng hòa Liên Bang Đức và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam

(LSVN) - Tội "Đe dọa giết người" được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) hiện nay việc quy định còn khá chung chung, đôi khi tạo ra khó khăn trong quá trình áp dụng vào việc xử lý các vụ án trên thực tế. Để khắc phục những hạn chế đó, việc tiếp tục nghiên cứu theo hướng tham khảo và học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tội đe dọa giết người, trong đó có Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) có ý nghĩa quan trọng đối với việc tham khảo, vận dụng hoàn thiện quy định về tội danh này trong BLHS Việt Nam.

Chính thức bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh từ hôm nay
Chính thức bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh từ hôm nay

(LSVN) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2025, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Một trong những điểm mới đáng chú ý là Luật quy định bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự chính thức được Quốc hội thông qua
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự chính thức được Quốc hội thông qua

(LSVN) - Sáng ngày 25/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khoá XV, với 439 đại biểu tham gia biểu quyết và đã có 429 đại biểu tán thành bằng 89,75%, 8 đại biểu không biểu quyết, 2 đại biểu không tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS).

Xác định tư cách tố tụng của người bị lấn, chiếm đất trong vụ án 'Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai'  theo Điều 228 Bộ luật Hình sự
Xác định tư cách tố tụng của người bị lấn, chiếm đất trong vụ án 'Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai' theo Điều 228 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) đã có các quy định giải thích cụ thể về tư cách tố tụng của người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các vụ án “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự (BLHS) còn có vướng mắc, chưa thống nhất trong xác định tư cách tố tụng của người bị lấn, chiếm đất.

Đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 08 tội danh: Phù hợp với xu hướng chung của thế giới
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 08 tội danh: Phù hợp với xu hướng chung của thế giới

(LSVN) - Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 08 tội danh và thay bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án. Tại các phiên thảo luận của Quốc hội, đa số các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần giữ nguyên hình phạt tử hình đối với các tội danh này để đảm bảo tính răn đe. Tuy nhiên, dưới góc độ cải cách tư pháp, Luật sư Trương Anh Tú, Giám đốc Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú cho rằng, việc bỏ hình phạt tử hình với 08 tội danh là phù hợp với xu hướng chung của thế giới và phản ánh quá trình cải cách pháp lý nhất quán của Việt Nam.

Hành vi lừa dối khách hàng bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Hành vi lừa dối khách hàng bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?

(LSVN) - Theo quy định tại Bộ luật Hình sự, hành vi lừa dối khách hàng có thể bị xử lý hình sự khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội "Lừa dối khách hàng", chưa được xóa án tích nhưng lại vi phạm, thu lợi bất chính từ 05 triệu đồng trở lên.

Tìm hiểu về tội 'Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy'
Tìm hiểu về tội 'Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy'

(LSVN) - Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác buộc họ sử dụng trái phép chất ma tuý trái với ý muốn của họ. Tội phạm xâm phạm quyền tự do và sức khoẻ của con người, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và lan truyền tê nạn nghiện ma tuý. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích một số quy định còn vướng mắc, bất cập về loại tội phạm này quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự (BLHS), qua đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Dự kiến sửa đổi những tội danh quan trọng tại Bộ luật Hình sự
Dự kiến sửa đổi những tội danh quan trọng tại Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 28/3/2025 ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Một trong các nội dung quan Kế hoạch này là việc tổ chức xây dựng dự thảo các phần, chương trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Quy định về trách nhiệm trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm tại Bộ luật Hình sự
Quy định về trách nhiệm trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm tại Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng. Sau đây, là một số phân tích về "Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm" quy định tại Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đề xuất mở rộng trường hợp áp dụng phạt tiền là hình phạt chính tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Hình sự
Đề xuất mở rộng trường hợp áp dụng phạt tiền là hình phạt chính tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Hình sự

(LSVN) – Việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong các vụ án đồng phạm là một nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo công bằng khi xét xử. Tuy nhiên, các trường hợp áp dụng phạt tiền là hình phạt chính được liệt kê tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chưa bao quát hết các trường hợp thực tiễn, đặc biệt là với người giúp sức có vai trò không đáng kể trong các vụ án đặc biệt nghiêm trọng.

Bàn về quy định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Hình sự
Bàn về quy định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như hoạt động quyết định hình phạt trong tố tụng hình sự nói riêng. Tuy nhiên, điều luật này còn dẫn đến những cách nhìn nhận khác nhau khi áp dụng pháp luật.

Bàn về tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác”
Bàn về tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác”

(LSVN) - “Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác” là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Tuy nhiên, BLHS chỉ quy định chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và thực trạng áp dụng không thống nhất trong giải quyết các vụ án, hoặc tạo những lỗ hổng để người phạm tội lợi dụng để được hưởng tình tiết giảm nhẹ.

Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng”
Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng”

(LSVN) - Trong các hành vi xâm phạm trật tự công cộng, hành vi gây rối trật tựcông cộng vẫn diễn biến khá phức tạp. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 tiếp tục quy định tội “Gây rối trật tự công cộng” tại Điều 318 với nhiều sự sửa đổi bổ sung trong cấu thành tội phạm cũng như các tình tiết định khung hình phạt. Tính đến nay đã hơn 05 năm thi hành, tuy nhiên nhà làm luật chưa ban hành bất kỳ văn bản hướng dẫn thi hành nào đối với tội gây rối trật tự công cộng dẫn đến những khó khăn, thiếu thống nhất trong công tác áp dụng pháp luật. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu lý luận cũng như sự phân tích, đánhgiá tính khả thi trong thực tiễn để có sự tổng kết và đưa ra những kiến nghị hướng dẫn phù hợp.

Bàn về tội 'Gây rối trật tự công cộng' theo Điều 138 Bộ luật Hình sự
Bàn về tội 'Gây rối trật tự công cộng' theo Điều 138 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - "Gây rối trật tự công cộng" là hành vi cố ý gây mất ổn định, tổ chức, kỷ luật nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, có thể gây thiệt hại trật tự công cộng, lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Cần hiểu đúng quy định của pháp luật trong áp dụng tình tiết 'chiếm đoạt tài sản' về tội 'Cưỡng đoạt tài sản'
Cần hiểu đúng quy định của pháp luật trong áp dụng tình tiết 'chiếm đoạt tài sản' về tội 'Cưỡng đoạt tài sản'

(LSVN) - Định tội danh và định khung hình phạt là hai hoạt động đóng vai trò quan trọng như nhau trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phòng, chống tội phạm. Việc định tội hay định khung hình phạt phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội "Cưỡng đoạt tài sản", Bộ luật Hình sự (BLHS) đã thể hiện rõ bằng ngôn ngữ sử dụng để cố ý phân biệt rõ dấu hiệu mục đích “nhằm chiếm đoạt tài sản” với dấu hiệu “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ…” trong Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, nhưng do có sự sai lầm trong nhận thức, nên ở một số vụ án, cơ quan chức năng đã vận dụng sai các tình tiết này, dẫn đến nguy cơ thực tế về sự bất lợi cho người phạm tội. Bài viết này chúng tôi dẫn chứng qua một số vụ án thực tiễn (tên các văn bản liên quan và tên của bị can, bị cáo đã được mã hoá để bảo vệ quyền lợi của người phạm tội) nhằm thể hiện rõ thực trạng của vấn đề trên và nhấn mạnh tính cần thiết của việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật.

Bàn về một số nội dung của dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 321 và Điều 322 của Bộ luật Hình sự
Bàn về một số nội dung của dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 321 và Điều 322 của Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại các Điều 321 và Điều 322 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14. Sau khi có ý kiến của Viện trưởng VKSND Tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao Quyết nghị những nội dung của dự thảo. Tuy nhiên, nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo, việc tiếp tục xem xét, cân nhắc thêm một số một số quy định trong dự thảo  vẫn là việc làm rất cần thiết.

'Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định' trong Bộ luật Hình sự - Một số vướng mắc và đề xuất
'Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định' trong Bộ luật Hình sự - Một số vướng mắc và đề xuất

(LSVN) - Theo Bộ luật Hình sự hiện hành (BLHS), hình phạt là một chế tài nghiêm khắc nhất đối với người phạm tội. Hình phạt có hai loại là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Theo đó, người phạm tội có thể bị tuyên cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Tùy vào tính chất, mức độ, lĩnh vực, chủ thể bị xâm phạm… người phạm tội sẽ bị tuyên hình phạt bổ sung tương ứng gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. Phạm vi của chuyên đề nghiên cứu, phân tích hình phạt bổ sung “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định” và một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng hình phạt này.

Bàn về biện pháp hòa giải tại cộng đồng quy định tại Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015
Bàn về biện pháp hòa giải tại cộng đồng quy định tại Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015

(LSVN) - Kế thừa nguyên tắc nhân đạo của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi quan trọng trong chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong đó, lần đầu tiên tại Điều 94 BLHS năm 2015 quy định Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án có quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng, trong trường hợp nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng biện pháp này. Quy định này nhằm mục đích để người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, khi áp dụng trên thực tế còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc nhất định. Do đó, bài viết dưới đây tập trung phân tích dựa trên quy định của pháp luật và đưa ra kiến nghị, hoàn thiện.

Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội 'Cố ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người khác'
Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội 'Cố ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người khác'

(LSVN) - Tuy Bộ luật Hình sự (BLHS) đã có sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện nhưng trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật để xét xử người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người khác xảy ra trong thực tiễn cho thấy vẫn còn có sai sót, vướng mắc, bất cập chưa phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn.

Một số vấn đề vấn đề về tội 'Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động' tại Điều 216 Bộ luật Hình sự
Một số vấn đề vấn đề về tội 'Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động' tại Điều 216 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động là bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức sử dụng lao động. Đây là chính sách luôn luôn được Nhà nước ta đề cao và yêu cầu mọi cơ quan, tổ chức phải tuân thủ pháp luật về BHXH để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Hành vi không đóng bảo hiểm cho người lao động là vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ nghiêm trọng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp người, tổ chức sử dụng lao động đã dùng nhiều thủ đoạn nhằm trốn tránh việc đóng bảo hiểm cho người lao động, từ đó làm ảnh hưởng lớn tới quyền lợi hợp pháp của người lao động và chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ta.