(LSVN) - Trong những năm qua, báo chí, dư luận trong nước bức xúc trước việc một số địa phương cử cán bộ, công chức đi học nước ngoài, trong nước nhưng sau đó không trở về địa phương phục vụ hoặc phục vụ một thời gian nhưng bỏ ngang, cán bộ, công chức từ bỏ công việc của mình không thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao… Tình trạng này đã gây thiệt hại rất lớn cho ngân sách nhà nước, uy tín của hệ thống chính quyền nhưng nhìn chung chế tài xử lý với các hành vi này vẫn chưa nghiêm khắc, thiếu tính răn đe mặc dù Bộ luật Hình sự (BLHS) có nhiều quy định trong đó, quy định tội “Đào nhiệm” thuộc nhóm tội chức vụ khác. So với các tội phạm chức vụ như tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, tội ‘Đưa hối lộ”… thì tội “Đào nhiệm” ít khi bị xử lý về mặt hình sự mặc dù trong thực tiễn có nhiều hành vi thỏa mãn các yếu tố cấu thành nhưng do thiếu văn bản hướng dẫn thi hành nên khó xử lý.
(LSVN) - Để trốn tránh khỏi sự điều tra, xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng, một bộ phận người phạm tội đã “tự làm” bệnh án tâm thần cho mình. Đây là phương thức được sử dụng nhiều, thậm chí đã xuất hiện các đường dây lớn. Do đó, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được quy định chặt chẽ, toàn diện.
(LSVN) - Luật sư nhận định, bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, đối tượng còn có thể bị trục xuất hoặc bị xử lý hình sự về tội “Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy” và tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy" theo Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
(LSVN) - “Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân”. Đó là quy định rất cụ thể trong Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Tuy nhiên hiện nay, ngoài bộ phận thành niên nhận thức rõ nghĩa vụ, quyền hạn của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng tình nguyện lên đường nhập ngũ thì vẫn còn đó một bộ phận thanh niên chưa nhận thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc nên đã tìm mọi cách để trốn tránh khi Tổ quốc gọi. Bộ phận thanh niên đó không coi việc được thực hiện nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ vẻ vang và thiêng liêng mà lại xem đó là một “trách nhiệm” và là một sự “gò bó”, làm “hạn chế” quyền tự do và ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của bản thân. Tình trạng trốn tránh nghĩa vụ quân sự không còn xa lạ mà trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Thủ đoạn “trốn tránh” ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Mặt khác những quy định của pháp luật về việc xử lý đối với các hành vi này chưa thật sự rõ ràng, khó áp dụng để xử lý trong thực tế nên tình trạng trốn tránh nghĩa vụ quân sự vẫn còn xảy ra.
(LSVN) - Theo mục 1, chương XXIII Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về về tội phạm tham nhũng, xếp hàng đầu là tội “Tham ô tài sản” (Điều 353) và tội “Nhận hối lộ” (Điều 354). Như vậy, nếu vi “tham nhũng là con rắn độc”, thì đầu của nó chính là tham ô tài sản và nhận hối lộ. Mà đã đánh rắn, phải đánh dập đầu.
(LSVN) - Những quy định về đấu thầu được quy định tại Luật Đấu thầu 2013, quá trình và các thủ tục đấu thầu được thực hiện với sự cạnh tranh lành mạnh dưới sự bảo vệ của pháp luật. Những hành vi vi phạm quy định về đấu thầu sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hay hình sự phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia một trong những hành vi mà Luật Đấu thầu hay Bộ luật Hình sự quy định.
(LSVN) - Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Do đó, bất kỳ ai có hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới đều bị xử lý theo quy định pháp luật.
(LSVN) - Kể từ ngày 01/01/2018, tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2018.
(LSVN) - Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều quy định nhằm xử lý nghiêm đối với các hành vi sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, ma túy,… tuy nhiên trong thực tiễn xử lý quy định về nồng độ cồn vẫn và một số vấn đề khác còn tồn tại nhiều cách xử lý khác nhau.
(LSVN) - Cá thể hình phạt là nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam, nguyên tắc đặc thù của chế định quyết định quyết định hình phạt với tư tưởng bao trùm là “khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS), cân nhắc tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”. Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét nhất khi Tòa án quyết định hình phạt đối với người người cùng thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án có đồng phạm. BLHS 2015 đã có những quy định nhằm cụ thể hóa nguyên tắc này, nhằm tạo sự công bằng cho những người phạm tội. Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đối với vụ án có đồng phạm vẫn gặp những vướng mắc, bất cập.
(LSVN - Luật sư cho biết trong vụ việc này, các đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” theo quy định tại khoản 2 Điều 369 Bộ luật Hình sự thì sẽ đối diện với khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm.
(LSVN) - Trong các tình tiết của vụ án hình sự thì tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội vì đây là một trong những căn cứ để Hội đồng xét xử quyết định hình phạt.
(LSVN) - Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội “Giết người” có tình tiết định khung “Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”.
(LSVN) - Ngày 20/12/2021, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
(LSVN) - Thực tiễn việc áp dụng chế định án treo trong những năm qua đã thể hiện được tính tích cực của chế định án treo. Tuy nhiên, một số quy định về chế định án treo không còn phù hợp với đời sống xã hội. Các hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn được ban hành nhiều nhưng chưa thật sự khoa học là một trong các nguyên nhân làm cho nhận thức pháp luật về chế định án treo không thống nhất, dẫn đến việc áp dụng pháp luật về “án treo” trong thực tiễn xét xử gặp nhiều khó khăn, bất cập, làm giảm hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
(LSVN) - Luật sư cho rằng, hành vi của nữ sinh đầu độc sát hại bố đẻ có đủ yếu tố cấu thành tội danh “Giết người”, các tình tiết tăng nặng theo điểm đ, điểm l khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự về “Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình”.
(LSVN) - Bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát. So với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung mới một tình tiết định khung tăng nặng hình phạt tại khoản 2, Điều 130 đó là "Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai". Những hành vi cấu thành tội "Bức tử" là những hành vi đi ngược đạo đức và lẽ phải, bị xã hội lên án, xâm phạm trực tiếp quyền sống, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ. Trong phạm vi tìm hiểu về tội "Bức tử", theo quan điểm cá nhân, tác giả đưa ra mộ số nội dung cần lưu ý trong cấu thành loại tội phạm này và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
(LSVN) - Theo Luật sư, trường hợp cơ quan điều tra có căn cứ thì Trần Thị Thu Thủy có thể sẽ bị xử lý hình sự với 2 tội danh là tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" theo khoản 3, Điều 323 Bộ luật Hình sự với hình phạt có thể đến 15 năm tù và tội "Che giấu tội phạm" theo khoản 2, Điều 389 Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù. Khi đó cô gái này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 22 năm tù cho hai tội danh nêu trên.
(LSVN) - Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) quy định về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông đã khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này so với Bộ luật Hình sự năm 1999. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, thực hiện chủ trương về tăng tính hướng thiện và phòng ngừa tội phạm, tăng cường áp dụng các chế tài không tước tự do, bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, thuận lợi cho việc áp dụng điều luật trong xử lý tội phạm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng pháp luật còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định.
(LSVN) - Bằng cấp, chứng chỉ là những văn bản ghi nhận trình độ của mỗi con người. Đối với các cán bộ giữ các cương vị lãnh đạo, những vị trí công tác đòi hỏi chuyên môn thì bằng cấp, chứng chỉ phù hợp là rất quan trọng. Việc cán bộ sử dụng bằng cấp giả trong thời gian gần đây đang là vấn đề rất đáng lo ngại ở nhiều cơ quan.
(LSVN) - Trước tình hình đấu tranh phòng chống tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, việc định tội danh chính xác đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội là rất quan trọng. Bởi vì, việc định tội danh đúng sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và áp dụng hình phạt phát huy được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội.
(LSVN) - Trước tình hình đấu tranh phòng chống tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, việc định tội danh chính xác đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội là rất quan trọng. Bởi vì, việc định tội danh đúng sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và áp dụng hình phạt phát huy được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội.
(LSVN) - Miễn trách nhiệm hình sự thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với hành vi do người phạm tội thực hiện. Đồng thời qua đó nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Do đó, giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và áp dụng đúng đắn các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý tốt cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
(LSVN) - Theo Luật sư, với số tiền cướp được trên 2 tỉ đồng và hành vi có thể được xác định là có tổ chức nên các đối tượng này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội "Cướp tài sản". Trước đây tội danh này có hình phạt cao nhất là tử hình, tuy nhiên sau khi sửa đổi Bộ luật Hình sự, đến nay hình phạt tử hình đã không còn áp dụng trong tội danh này mà hình phạt cao nhất là tù chung thân.
(LSVN) - Theo Luật sư, trường hợp nạn nhân tử vong thì các đối tượng này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình theo quy định tại khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự do có nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như: vì động cơ đê hèn, sử dụng phương thức có thể làm chết nhiều người,...
(LSVN) - Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự”, đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý những trường hợp thanh niên không nhận thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi trong thực hiện nghĩa vụ quân sự dẫn đến có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án, vụ việc có dấu hiệu của tội này nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do bất cập trong quy định của pháp luật và trong quy định, hoạt động mang tính đặc thù của Quân đội.
(LSVN) - Điều 182 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng", đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng, bảo đảm tốt nguyên tắc cơ bản: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm bảo vệ và phát huy hiệu quả của hôn nhân và gia đình Việt Nam bền vững, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số vướng mắc và kiến nghị về vấn đề này.
(LSVN) - Liên quan đến vụ xe Audi tông chết 3 người, cơ quan điều tra vừa ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Thịnh (35 tuổi, trú phường Ngô Quyền, TP. Bắc Giang) để làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự.
(LSVN) - Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, bình luận một số một số bất cập của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và đề xuất hướng hoàn thiện.