(LSVN) - Nhằm mục tiêu phát triển án lệ trong trong việc giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử nói chung và trong giải quyết các vụ, việc dân sự nói riêng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật nêu trên vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện, tạo ra một số khó khăn nhất định trong việc nâng cao vai trò của án lệ trong hoạt động tố tụng. Bài viết tập trung bàn về hoạt động tạo lập án lệ trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự ở Việt Nam trên cơ sở phân tích theo quy định của pháp luật hiện hành.
(LSVN) - Luật sư cho rằng, việc Tòa án đã ghi vào bản án nội dung là mối quan hệ dân sự kinh tế giữa người Việt Nam ở nước ngoài về nước với các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay không được giải quyết trong vụ án chuyến bay giải cứu này, nếu có tranh chấp thì sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi đương sự có yêu cầu là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
(LSVN) - Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định rõ tại Điều 70, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5.
(LSVN) - Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) về dân sự sẽ được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, kế thừa các quy định TTTP trong lĩnh vực dân sự, phù hợp của Luật TTTP và các văn bản hướng dẫn thi hành, bổ sung các nội dung mới, cụ thể, chi tiết đáp ứng các yêu cầu phát triển của hội nhập quốc tế và yêu cầu, đặc thù riêng của hoạt động TTTP về dân sự.
(LSVN) – Vừa qua, Công an các tỉnh, thành phố đã khởi tố rất nhiều vụ án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo đó, các đối tượng đã lợi dụng đưa thông tin gian dối để vay tiền, lừa đảo từ quan hệ dân sự vay tài sản. Vậy, việc lừa đảo từ quan hệ dân sự vay tài sản này là vi phạm pháp luật dân sự hay hình sự?
(LSVN) - Bộ Công an vừa chủ trì biên soạn dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, trong đó đề xuất đấu giá biển số xe và chuyển giao việc đào tạo...
(LSVN) – Theo thỏa thuận giữa các bên, VPBank có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mại tài sản thế chấp để bảo đảm thi hành án và trên thực tế VPBank đã yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Ba Đình thi hành đối với tòa nhà gắn liền đất thuê tại địa chỉ số 05 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội để bảo đảm thi hành án; nhưng trong trường hợp này VPBank lại lập hồ sơ trình Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) sang tên quyền sử dụng thửa đất số 2, tờ bản đồ số 95, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn cho VPBank. Vậy, vấn đề pháp lý đặt ra trong sự việc này ra sao?.
(LSVN) - Luật Thi hành án dân sự hiện hành không quy định “đương sự được quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”. Vì lẽ đó mà quyền được hoạt động nghề nghiệp của Luật sư trong hoạt động thi hành án cũng bị ảnh hưởng và không được đảm bảo thực hiện.
(LSVN) - Có thể thấy, thời gian qua hoạt động cho vay nặng lãi của các nhóm tội phạm có những diễn biến phức tạp. Số vụ án được phát hiện có quy mô ngày càng lớn, diễn ra trên phạm vi rộng với những thủ đoạn tinh vi, đa dạng như thành lập các “công ty tài chính” trá hình, ứng dụng internet, mạng xã hội, công nghệ thông tin để quảng bá và lôi kéo ‘‘khách hàng’’ (người vay), kéo theo hoạt động tội phạm khác nhằm mục đích thu hồi nợ như cố ý gây thương tích, giết người, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng… khi người vay không trả được nợ gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Điều này đòi hỏi quy định của pháp luật cần phải hoàn thiện để làm cơ sở xử lý hành vi phạm tội cho vay lãi nặng một cách rõ ràng, triệt để, đảm bảo yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
(LSVN) - Cho đến thời điểm này, Công ty China Policy Limited (gọi tắt là CPL) vẫn là một doanh nghiệp “3 không” tại Việt Nam. Cả văn phòng đại diện chỉ vài chục m2 ở TP. HCM, CPL cũng “quên” xin phép. Vậy mà doanh nghiệp “thiên đường thuế” này vẫn thoải mái “sống khoẻ” suốt 14 năm qua. Trong khi đó, Công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát (Công ty Hồng Phát), chủ đầu tư Dự án lại bị đối xử không công bằng suốt nhiều năm qua.
(LSVN) - Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 2169/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch Phòng thủ dân sự quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
(LSVN) - Từ trước đến nay, trong các vụ kiện hành chính vẫn thường được gọi là "dân kiện quan" đều có chung một tình trạng "con kiến kiện củ khoai", nghĩa là rất ít khi người dân hoặc doanh nghiệp thắng kiện. Hy hữu, nếu được xử thắng thì cũng rất khó để thi hành án, sự "chây ỳ" là có thật từ phía bên thua kiện, tức là chính quyền. Tình trạng này không ít lần được đưa ra thảo luận trên diễn đàn Quốc hội để tìm cách tháo gỡ, tuy nhiên, sự biến chuyển tích cực rất ít, chỉ có một vài trường hợp được giải quyết thấu đáo mà thôi nhưng cũng phải trải qua một thời gian dài với đủ thứ "sức ép" từ công luận cũng như cấp trên.
(LSVN) - Yêu cầu phản tố bản chất là yêu cầu khởi kiện, vì vậy khi xem xét, giải quyết yêu cầu phản tố cũng thực hiện như thủ tục giải quyết một yêu cầu khởi kiện (thu thập chứng cứ, hòa giải, công khai chứng cứ…). BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Quy định này qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Khắc phục tình trạng bất cập đó, BLTTDS năm 2015 đã có quy định rút ngắn thời gian mà bị đơn thực hiện quyền đưa ra yêu cầu phản tố: bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (khoản 3 Điều 200).
(LSVN) – Thưở sơ khai, loài người sống tự do hoang dã theo bản năng vốn có. Để sinh tồn và phát triển, con người đã liên kết với nhau tạo nên một cộng đồng người. Qua thời gian, con người nhận ra rằng, cần phải thiết lập những luật lệ riêng, quy ước lên khuôn mẫu xử sự cho cá nhân trong cộng đồng, nhằm bảo đảm lợi ích công. Con người hy sinh sự tự do nhất định của cá nhân để đổi lấy sự bảo vệ cơ bản nhất của cộng đồng. Khi đó, pháp luật dần được hình thành. Luật lệ đó quy định quyền và trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng. Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn trong sinh hoạt cộng đồng bắt nguồn từ xung đột lợi ích giữa các cá nhân. Hiểu được quyền trong giao dịch dân sự sẽ giúp tối đa hóa lợi ích và hạn chế tranh chấp xã hội.
(LSVN) - “Dân sự xử thế nào cũng được” câu nói thẳng thắn của cố Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao tại Nghị trường Quốc hội vẫn còn nguyên giá trị. Thực tế đã minh chứng điều đó cho dù Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Tố tụng dân sự đang có hiệu lực và phát huy tác dụng nhưng chưa thật sự đi vào thực tế cuộc sống. Vụ kiện “tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” tại thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã minh chứng cho điều này.
(LSVN) - Một trong các điều kiện để được xét đặc xá là phạm nhân phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là tiền. Riêng tội phạm tham nhũng thì cần thực hiện xong hết các nghĩa vụ phần dân sự này.
(LSVN) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc CMCN 4.0) đã tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với các quốc gia, thì việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xem xét, đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 đến trình tự, thủ tục tố tụng thụ lý, giải quyết các tranh chấp dân sự tại Tòa án.
(LSVN) – Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, đơn vị đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện quy định của Luật Cư trú để thống nhất, đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân (Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú có giá trị đến hết ngày 31/12/2022).
(LSVN) - Áp dụng pháp luật trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự là một chế định mới lần đầu tiên được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 (áp dụng tập quán) và Điều 6 (áp dụng tương tự pháp luật) của Bộ luật này được áp dụng. Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định: Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này và một số vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn áp dụng.
(LSVN) - Ngày 18/10/2022, Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-VKSTC về việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật.