Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

(LSVN) - Sáng 28/7, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, với 476 đại biểu tán thành (chiếm 95,39% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với 4 thẩm phán.

Tòa án Quốc tế bầu bổ sung Thẩm phán cho nhiệm kỳ 2015-2024
Tòa án Quốc tế bầu bổ sung Thẩm phán cho nhiệm kỳ 2015-2024

(LSVN) - Ngày 05/11 (theo giờ New York), Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đồng thời bỏ phiếu kín bầu bổ sung Thẩm phán Tòa án quốc tế (ICJ) cho nhiệm kỳ 2015-2024, hiện có một vị trí bỏ trống sau khi Thẩm phán đương nhiệm, ông James Crawford qua đời tháng 05/2021.

Trao Quyết định bổ nhiệm 12 Thẩm phán Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Nghệ An
Trao Quyết định bổ nhiệm 12 Thẩm phán Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Nghệ An

(LSVN) - Sáng ngày 23/11/2021, tại TP. Vinh, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước, bổ nhiệm chức danh tư pháp, Thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp cho cán bộ đang công tác thuộc Tòa án nhân hai cấp của tỉnh Nghệ An. Dự Lễ có ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp

(LSVN) - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân... (Điều 2); “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân” (Điều 3); “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6). Trong các văn bản pháp luật hiện hành đều có quy định về khả năng để mọi công dân tham vào hoạt động tư pháp và giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trong hoạt động tư pháp được thể hiện bằng việc tham gia hoạt động xét xử của Hội thẩm. Đây là chế định thể hiện rõ nét nhất quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp. Chế định Hội thẩm mặc dù đã được pháp luật quy định, tuy nhiên trong thực tế áp dụng vẫn còn những bất cập nhất định.

Tín hiệu đầu năm
Tín hiệu đầu năm

(LSVN) – Trong nhà nước pháp quyền, tính độc lập của tư pháp là một trong những đặc trưng cơ bản được thể hiện bằng những nguyên tắc hiến định và pháp định ở nước ta. Việc thực hiện các nguyên tắc này một cách triệt để chính là đưa chủ trương cải cách tư pháp thành hiện thực.

Kỹ năng điều hành của Thẩm phán tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Kỹ năng điều hành của Thẩm phán tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

(LSVN) - Trong hoạt động tố tụng nói chung và tố tụng hình sự nói riêng, Tòa án giữ vai trò là trung tâm. Có thể nói, hoạt động xét xử tại phiên tòa được xem là hoạt động quan trọng nhất. Thông qua phiên tòa, các chức năng cơ bản của tố tụng được bảo đảm thực hiện một cách rõ nét, công khai, dân chủ và bình đẳng. Hoạt động xét xử cũng chính là việc kiểm tra công khai tính đúng đắn của các hoạt động tố tụng trước đó của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, mà ở đó mọi tài liệu chứng cứ của vụ án được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố đều được xem xét một cách công khai tại phiên toà. Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm kỹ năng điều hành các hoạt động của Thẩm phán chủ tọa đóng vai trò quan trọng, quyết định thành công của phiên tòa. Do vậy, đòi hỏi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải nắm chắc các kỹ năng cơ bản, tập trung trí tuệ, xử lý các tình huống một cách mau lẹ, chính xác, có sức thuyết phục, đồng thời phải đúng quy định pháp luật.

Một số vấn đề về Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự sơ thẩm
Một số vấn đề về Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự sơ thẩm

(LSVN) - Thẩm phán - Chủ tọa phiên toà là người trực tiếp giải quyết, tiến hành các hoạt động tố tụng khi hồ sơ vụ án chuyển đến Tòa án. Nhưng vì một lý do nào đó không thể trực tiếp tham gia xét xử được, khi đó Chánh án Tòa án phải ra quyết định thay đổi Thẩm phán để đảm bảo các hoạt động tố tụng, giải quyết vụ án. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật quy định các căn cứ thay đổi Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa tuân thủ theo Điều 49, Điều 53, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Trong trường hợp Chánh án là người trực tiếp nghiên cứu, giải quyết hồ sơ vụ án, Tòa án có phải ra quyết định phân công Thẩm phán hay không. Qua công tác xét xử còn một số bất cập.

Thẩm phán Mỹ bác đơn khiếu nại của các nhà sản xuất súng đạn
Thẩm phán Mỹ bác đơn khiếu nại của các nhà sản xuất súng đạn

(LSVN) - Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Thẩm phán liên bang Mae D'Agostino tại thủ phủ Albany của bang New York ngày 25/5 đã bác đơn khiếu nại của một nhóm nhà kinh doanh, sản xuất và phân phối súng, về tính hợp hiến của một điều luật của bang New York. Điều luật này cho phép chính quyền bang và những nạn nhân của bạo lực súng đạn có thể kiện ngành công nghiệp sản xuất súng.

Nghệ An: Một Thẩm phán bị tố vi phạm tố tụng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp
Nghệ An: Một Thẩm phán bị tố vi phạm tố tụng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp

(LSVN) - Ông Ngô Trí Văn trú tại khối 5, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, nguyên đơn khởi kiện vụ án dân sự chia di sản thừa kế, thửa đất số 529, tờ bản đồ số 17, diện tích 126m2 của bố mẹ là ông Ngô Trí Thảo và bà Nguyễn Thị Lữ đều đã mất, không để lại di chúc, ở xóm 11, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tố cáo Thẩm phán Nguyễn Xuân Đại, Tòa án nhân dân huyện Đô Lương có biểu hiện vi phạm tố tụng và đạo đức nghề nghiệp.

Gia Lai: Bắt một Thẩm phán TAND tỉnh vì có hành vi vi phạm phát luật
Gia Lai: Bắt một Thẩm phán TAND tỉnh vì có hành vi vi phạm phát luật

(LSVN) - Chiều ngày 04/8, một nguồn tin cho biết, Cục điều tra VKSND Tối cao vừa phối hợp với Công an tỉnh Gia Lai bắt khẩn cấp ông Võ Đình Sớm, Thẩm phán tại TAND tỉnh Gia Lai về việc "tư vấn pháp luật" và nhận tiền của đương sự để giúp đương sự trong vụ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.

Cân nhắc kỹ quy định về nhiệm kỳ của thẩm phán
Cân nhắc kỹ quy định về nhiệm kỳ của thẩm phán

(LSVN) - Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) ngày 22/11, Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi quy định về nhiệm kỳ Thẩm phán góp phần giảm bớt thủ tục xem xét, bổ nhiệm lại Thẩm phán, khắc phục tình trạng án tồn đọng khi thiếu Thẩm phán do một số Thẩm phán hết nhiệm kỳ không được tham gia xét xử, quy trình tái bổ nhiệm kéo dài, gây lãng phí nguồn lực của Tòa án.