(LSVN) - Bảo lĩnh là một trong những biện pháp ngăn chặn quan trọng trong tố tụng hình sự, được thực hiện bởi cơ quan hoặc người có thẩm quyền nhằm quản lý hành vi của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Khi áp dụng biện pháp bảo lĩnh, một cá nhân hoặc tổ chức phải đưa ra giấy cam đoan để bảo đảm rằng bị can, bị cáo sẽ tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của cơ quan chức năng, bao gồm việc có mặt theo các giấy triệu tập và không được phép bỏ trốn. Đồng thời, bảo lĩnh còn nhằm ngăn chặn việc bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật khác có thể gây cản trở quá trình tố tụng.
(LSVN) - Bài viết khái quát về quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và phân tích một số điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành so với các Bộ luật Tố tụng hình sự trước đây. Qua đó chỉ ra một số hạn chế của các quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thực hiện quyền bào chữa và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định này.
(LSVN) - Tranh tụng trong tố tụng hình sự gắn với sự tồn tại của ba chức năng: Buộc tội, bào chữa và xét xử. Trong đó, chức năng bào chữa cần được bình đẳng và cân bằng với hai chức năng còn lại. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể thực hiện các hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng vẫn còn bộc lộ những điểm bất hợp lý. Thực tiễn cũng cho thấy việc tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cũng chưa được bảo đảm theo đúng tinh thần của cải cách tư pháp, đặc biệt là hoạt động tranh tụng của người bào chữa là Luật sư.
(LSVN) - Tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều quy định Toà án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử mặc dù vậy nhưng cơ cấu, tổ chức, cơ chế vận hành của hệ thống Toà án ở mỗi nước là khác nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ phân tích và mang đến những hiểu biết cần thiết về vai trò của Tòa án ở một số nước trên thế giới, đồng thời tiếp thu những tiến bộ trong pháp luật để góp phần tích cực vào công cuộc hội nhập và đổi mới vai trò của Tòa án ở Việt Nam.
(LSVN) - Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá, đánh dấu sự mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, nội dung và tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, thông qua một số hoạt động của cơ quan tố tụng có thể thấy được sự căn nhắc kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ các căn cứ xem có dấu hiệu phạm tội hay không trước khi ra quyết định khởi tố.
(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, quyền bào chữa của người bị buộc tội có mối quan hệ chặt chẽ với người bào chữa, vì người bào chữa có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội; góp phần cùng với cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án; khắc phục tình trạng truy tố, kết án oan sai, bỏ lọt tội phạm; đem lại cho nền tư pháp nước nhà sự công bằng, dân chủ; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa... Bài viết đi sâu phân tích những nội dung cơ bản liên quan đến chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự.
(LSVN) - Định giá tài sản trong tố tụng hình sự được hiểu là việc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định giá trị bằng tiền của tài sản được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự ra văn bản yêu cầu định giá, khi xét thấy cần xác định giá trị tài sản có liên quan đến việc xác định tội danh, định khung hình phạt, quyết định hình phạt… để giải quyết vụ án hình sự tại thời điểm nhất định.
(LSVN) - Theo pháp luật hiện hành, nhóm người dưới 18 tuổi là nhóm tuổi đặc biệt khác với những người từ đủ 18 tuổi trở lên. Nhóm người này được pháp luật quy định với rất nhiều các đặc thù, riêng biệt trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự. Một trong số những điểm đặc thù trong tố tụng hình sự là quy định về sự tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức. Mặc dù vậy, trên thực tế, quy định này vẫn chưa được áp dụng một cách hiệu quả, thống nhất.
(LSVN) - Là một nội dung quan trọng phải được xem xét và quyết định khi giải quyết vụ án hình sự, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ (TTGN) trách nhiệm hình sự (TNHS) hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Mặc dù hiện nay chưa có hướng dẫn liên quan, nhưng đa số vẫn dựa trên tinh thần của Nghị quyết 01/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Qua thực tiễn xét xử, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm thống nhất việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.
(LSVN) - Cùng với tiến trình cải cách tư pháp trong quá trình lập hiến, lập pháp, các quy định địa vị pháp lý của bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nguyên tắc tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới. Trong đó, quyền bào chữa của bị cáo là một quyền quan trọng góp phần đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, đúng đắn, thể hiện sự tôn trọng quyền con người của người bị đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn còn bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế liên quan đến quyền bào chữa của bị cáo. Bài viết tập trung làm rõ về quyền bào chữa của bị cáo và phân tích một số hạn chế pháp lý và thực thi để đề xuất kiến nghị nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả quyền bào chữa của bị cáo.
(LSVN) - Định giá tài sản trong tố tụng hình sự là nguồn chứng cứ quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Việc xác định giá trị tài sản bị xâm phạm có ý nghĩa quan trọng, mang tính chất bắt buộc xác định hành vi xâm phạm về tài sản có phải là tội phạm hay không, là căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, yếu tố định tội, định khung hình phạt đối với bị cáo; là căn cứ xác định những thiệt hại, buộc bị cáo bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội đã gây ra.
(LSVN) - Trong quá trình tố tụng hình sự, sự tham gia của người làm chứng (NLC) có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan, toàn diện vụ án. Lời khai của NLC là một nguồn chứng cứ rất quan trọng. Để phát huy vai trò, ý nghĩa đó, pháp luật quy định cho NLC những quyền và nghĩa vụ nhất định. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ điều này, NLC sẽ đứng trước những mối đe dọa vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi phải có cơ chế bảo vệ phù hợp. Bài viết đưa ra một số vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLC, cơ chế bảo vệ NLC còn chưa phù hợp, chưa đầy đủ, từ đó đưa ra một số kiến nghị.
(LSVN) - Tạm hoãn xuất cảnh (THXC) là một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Đây là chế định mới so với quy định của BLTTHS năm 2003, sau gần 07 năm áp dụng biện pháp này trên thực tế thì quy định này đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ làm rõ về những nội dung cơ bản của biện pháp THXC và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện.
(LSVN) - Trong Bộ luật Hình sự có rất nhiều tội danh quy định yếu tố giá trị tài sản bị xâm phạm (hư hỏng, huỷ hoại, chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép...) là một trong những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, thực tế áp dụng vẫn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Bài viết dưới đây tác giả nêu một số khó khăn, vướng mắc và kiến nghị về vấn đề này.
(LSVN) - Trẻ em là đối tượng được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, gia đình có liên quan đến trẻ em thì quyền lợi của trẻ em được quan tâm hàng đầu, là nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách pháp luật đối với trẻ em. Giáo dục, giúp đỡ trẻ em trong trường hợp vi phạm pháp luật hình sự nhằm mục đích sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước được thể hiện thông qua Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong hoạt động hành nghề, Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho mọi đối tượng khách hàng, trong đó trẻ em là đối tượng khách hàng cần nhận được sự quan tâm trợ giúp pháp lý nhiều nhất từ hoạt động hành nghề Luật sư.
(LSVN) – Để giảm thiểu những vụ việc bức cùng, dùng nhục hình thì ngoài việc tăng cường cơ chế giám sát, thực hiện nghiêm túc những nội dung được quán triệt trong Thông tư 126/TT-BCA của Bộ công an, thực hiện ghi âm ghi hình, thì cần phải nâng cao đạo đức, tác phong, kỷ luật của cán bộ, những người tiến hành tố tụng, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Với hoạt động ghi hình trong tố tụng hình sự thì cần phải giao việc quản lý dữ liệu cũng như quản lý về việc tổ chức ghi hình cho viện kiểm sát hoặc cơ quan thứ ba. Trường hợp để cho cơ quan điều tra vừa sử dụng thiết bị ghi hình, vừa quản lý dữ liệu hình ảnh thì cũng khó để đảm bảo tính khách quan.