Một số khó khăn, vướng mắc sau 6 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch
Một số khó khăn, vướng mắc sau 6 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch

(LSVN) - Luật Hộ tịch được Quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Việc triển khai Luật Hộ tịch đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, việc đăng ký khai sinh cho trẻ em có kết nối liên thông với hệ thống cấp số định danh cá nhân hoặc cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú như trước đây, công tác đăng ký, quản lý hộ tịch từng bước ổn định và đi vào nề nếp, cơ sở vật chất từng bước được cải thiện góp phần nâng cao hiệu quả công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân khi đăng ký các sự kiện hộ tịch.

Bàn về tội ‘Đánh bạc sử dụng công nghệ cao’ theo pháp luật Việt Nam
Bàn về tội ‘Đánh bạc sử dụng công nghệ cao’ theo pháp luật Việt Nam

(LSVN) - Tội phạm công nghệ cao được nhen nhóm và rất nhanh chóng đã bùng nổ ở Việt Nam, mà điển hình là hành vi đánh bạc. Đây là một nội dung còn khá mới mẻ đối với các cơ quan tố tụng, gây nhiều vướng mắc trong quá trình định tội danh cũng như định khung hình phạt. Trong bài viết này, tác giả đi sâu làm rõ, giải quyết một số vướng mắc về tội 'Đánh bạc có sử dụng công nghệ cao'.

Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đồng phạm trong vụ án hình sự
Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đồng phạm trong vụ án hình sự

(LSVN) - Theo quy định tại khoản 1, Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Về mặt khách quan, đồng phạm là phải có từ hai người trở lên tham gia cùng một tội phạm; nếu thiếu yếu tố này thì không có đồng phạm, nếu chỉ có một người phạm tội thì không thể là đồng phạm. Về mặt chủ quan, những người đồng phạm thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật về đồng phạm vào thực tiễn, vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc.

Một số quan điểm khác nhau khi áp dụng Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP
Một số quan điểm khác nhau khi áp dụng Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP

(LSVN) - Trong phạm vi bài viết này, tác giả trao đổi một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội "Mua bán người" và Điều 151 về tội "Mua bán người dưới 16 tuổi".

Tiếp tục rà soát tổng thể, tháo gỡ vướng mắc của Luật Đất đai
Tiếp tục rà soát tổng thể, tháo gỡ vướng mắc của Luật Đất đai

(LSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị quyết số 111/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022. Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan liên quan tập trung hoàn thiện 4 dự án Luật trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi).

Một số khó khăn, vướng mắc khi sử dụng thông tin về nơi cư trú liên quan đến lĩnh vực hộ tịch, đất đai
Một số khó khăn, vướng mắc khi sử dụng thông tin về nơi cư trú liên quan đến lĩnh vực hộ tịch, đất đai

(LSVN) - Để triển khai Luật Cư trú, nhất là các vấn đề liên quan đến thông tin về nơi cư trú để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, đất đai đạt hiệu quả các cơ quan chức năng sớm ban hành văn bản quy định khi thực hiện thủ tục hành chính chỉ sử dụng thông tin trên Căn cước công dân (CCCD); không yêu cầu xuất trình các loại giấy tờ khác để chứng minh nơi cư trú...

Một số vướng mắc và kiến nghị về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định hiện hành
Một số vướng mắc và kiến nghị về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định hiện hành

(LSVN) - Hoãn chấp hành án phạt tù là một chế định được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước đối với người bị kết án phạt tù. Hiện nay, thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù đã được quy định tương đối đầy đủ, tuy nhiên, trên thực tế áp dụng vẫn còn một số vướng mắc nhất định.

Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về biện pháp tạm giam trong BLTTHS
Một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về biện pháp tạm giam trong BLTTHS

(LSVN) - Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi. Tạm giam là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân.

Vướng mắc về xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp trong vụ án ly hôn
Vướng mắc về xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp trong vụ án ly hôn

(LSVN) - Hiện nay, đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Đây được xác định là thủ tục mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn có liên quan đến người chưa thành niên, tác giả thấy quy định này có vướng mắc và bất cập.

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

(LSVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.