1. Từ 15/9, áp dụng 24 quy trình công nhận, thực hiện chế độ ưu đãi người có công
(LSVN) - Thông tư số 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2022.
Thông tư này hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Thông tư hướng dẫn cụ thể về 24 quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng với 23 đối tượng, trường hợp khác nhau.
Cụ thể như sau:
1. Quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 quy định tại khoản 5 Điều 7 và khoản 5 Điều 12 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
2. Quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 18 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
3. Quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định.
4. Quy trình công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định.
5. Quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang tại ngũ, công tác có vết thương đặc biệt tái phát và điều chỉnh chế độ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định.
6. Quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ, công tác còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời hoặc khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Nghị định.
7. Quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ quy định tại khoản 4 Điều 51 Nghị định.
8. Quy trình tra cứu, xác minh, cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị Quân đội quy định tại khoản 3 Điều 55 Nghị định.
9. Quy trình cấp giấy xác nhận về thời gian tù và nơi bị tù đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác hoặc đã chuyển ra quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định.
10. Quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị địch bắt tù, đày đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định.
11. Quy trình chốt số lượng, xác nhận và cấp bản sao danh sách, sổ quản lý liệt sĩ, người hy sinh hoặc mất tích; danh sách, sổ quản lý thương binh hoặc người bị thương do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đã lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước quy định tại điểm a khoản 1 Điều 72 và điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định.
12. Quy trình xác minh, kết luận đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh quy định tại khoản 3 Điều 73 Nghị định.
13. Quy trình tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hy sinh hoặc mất tích trong chiến tranh quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 74 Nghị định.
14. Quy trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương đề nghị công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh đã chuyển ra quy định tại khoản 5 Điều 77 Nghị định.
15. Quy trình công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 2 Điều 78 Nghị định.
16. Quy trình thực hiện chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tại nhà đối với người có công đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 4 Điều 86 Nghị định.
17. Quy trình lập sổ theo dõi, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng đối với người có công đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 5 Điều 90 Nghị định.
18. Quy trình xác nhận, đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 97 Nghị định.
19. Quy trình cấp lại giấy chứng nhận thương binh đối với thương binh đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 4 Điều 115 Nghị định.
20. Quy trình tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công quy định tại Điều 118 Nghị định.
21. Quy trình hưởng lại chế độ ưu đãi đối với người có công quy định tại Điều 119 Nghị định.
22. Quy trình giải quyết chế độ trợ cấp một lần khi người có công đang tại ngũ, công tác từ trần quy định tại khoản 5 Điều 123 Nghị định.
23. Quy trình sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công quy định tại điểm a khoản 3 Điều 130 Nghị định.
24. Quy trình di chuyển hồ sơ người có công do Quân đội quản lý quy định tại điểm a khoản 1 Điều 128, khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 132 Nghị định.
NGUYỄN DUY
Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa
2. VKSND Tối cao thông báo rút kinh nghiệm giải quyết vụ án hình sự
(LSVN) - Thông qua việc thụ lý, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Bùi Hữu D. và Nguyễn Cửu Thị Kim H. phạm tội "Tổ chức đánh bạc" ở ĐL, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự VKSND Tối cao nhận thấy vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Ảnh minh họa.
Nội dung vụ án và quá trình tố tụng
Đầu năm 2019, Huỳnh Quốc V. và Bùi Hữu D. bàn bạc, thống nhất với nhau về việc tổ chức chơi số đề, cụ thể: V. chịu trách nhiệm tìm những đại lý bán vé số, người bán vé số dạo, khách vãng lai để đặt vấn đề với những người này hàng ngày nhận ghi số đề của nhiều người, sau đó chuyển số đề cho V. và D., nếu trường hợp có người muốn chơi nhưng không có tiền thì V. cho ứng trước; lãi, lỗ chia theo tỷ lệ V. 60%, D. 40%. V. và D. thuê Vũ Hiếu N. và Đàm Minh K. giúp việc tổng hợp số đề từ cấp dưới chuyển lên, tính toán số tiền thắng thua và chung tiền đề (trả lương mỗi người từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/tuần).
Hằng ngày, những người tổ chức đánh bạc và đánh bạc dựa vào kết quả xổ số của những đài được mở thưởng trong ngày để ghi và đánh số đề. Người đánh số đề có thể đánh 02 số dựa vào 02 số cuối của kết quả xổ số, tỷ lệ thắng, thua là 1 x 70; đánh 03 số dựa vào 03 số cuối của kết quả xổ số, tỷ lệ thắng, thua là 1 x 500; người chơi có thể lựa chọn 02 cặp số bất kỳ để đặt cược, nếu 02 cặp số đó đều có trong kết quả xổ số thì trúng tỷ lệ 1 x 500 hoặc đánh 03 cặp số bất kỳ nếu cả 03 cặp số đều có trong kết quả xổ số thì trúng tỷ lệ 1 x 3.500. Ngoài ra, người chơi có thể lựa chọn bất kỳ lô (giải) nào để đặt cược thông thường hay đặt cược đầu (giải 8), kề (giải nhất), đặc biệt (giải đặc biệt) hay chọn tất cả các lô trong một đài (gọi là đánh bao lô).
Trong ngày 01/4/2019, Nguyễn Cửu Thị Kim H. nhận ghi số đề Đài Phú Yên của Lê Thị N. tương ứng số tiền 25.200.000 đồng rồi nhắn tin chuyển số ghi đề vào số điện thoại của người đàn ông tên G. (trước đó V. nói với H. nhắn tin chuyển vào số điện thoại này). Kết quả, không có số ghi đề nào trúng nhưng do Lê Thị N. ghi nợ, chưa giao tiền cho H. nên H. chưa chuyển tiền cho V.
Ngày 02/4/2019, V. và đồng bọn đã nhận số ghi đề của những người sau: Nguyễn Thị Y., Trần Thị Hoàng A., Lương Mỹ T., Đàm Trương Đ., Nguyễn Văn C., đối tượng G., đối tượng B., đối tượng K. (không xác định được nhân thân lai lịch), Vũ Thị N., Ngô Thị Kim P. và Nguyễn Cửu Thị Kim H. Tổng số tiền ghi đề V. và đồng bọn đã nhận của những người trên được xác định đối với Đài Đắk Lắk là 136.611.000 đồng, Đài Quảng Ninh là 285.840.000 đồng và Đài Quảng Nam là 543.000 đồng. Kết quả, các đầu dưới trúng Đài Đắk Lắk là 54.950.000 đồng, Đài Quảng Ninh trúng 122.170.000 đồng, còn Đài Quảng Nam không trúng. Do đó, số tiền đánh bạc của V. và đồng bọn được xác định đối với Đài Đắk Lắk là 191.561.000 đồng và Đài Quảng Ninh là 408.010.000 đồng.
Đầu năm 2019, do biết H. có ghi số đề nên Huỳnh Quốc V. trao đổi với H. nhận ghi số đề rồi chuyển cho V. để hưởng hoa hồng thì H. đồng ý. Hằng ngày, H. sử dụng 02 số điện thoại nhắn tin chuyển số đề cho V.
Ngày 01/4/2019, H. nhận số đề Đài Phú Yên của Lê Thị N. qua tin nhắn của 02 số điện thoại tương ứng số tiền 25.740.000 đồng. Sau đó, H. nhắn tin chuyển số đề cho G qua số điện thoại là 25.200.000 đồng và hưởng hoa hồng tương ứng 540.000 đồng.
Ngày 02/4/2019, H. nhận số đề Đài Đắk Lắk của Lê Thị N. tương ứng số tiền 64.350.000 đồng; sau đó, H. nhắn tin chuyển số đề cho G. qua số điện thoại (V. chịu trách nhiệm thắng thua với H.) tương ứng số tiền 63.000.000 đồng và hoa hồng tương ứng 1.350.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 57/2020/HS-ST ngày 28/7/2020, TAND tỉnh ĐL áp dụng điểm a, c khoản 1, Điều 322; điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự và khoản 2 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự xử phạt: Bị cáo Bùi Hữu D. 02 năm 03 tháng tù về tội "Tổ chức đánh bạc"; áp dụng điểm c khoản 1 Điều 322; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H. 01 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc".
Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Bùi Hữu D. và Nguyễn Cửu Thị Kim H. kháng cáo xin được hưởng án treo. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 140/2021/HS-PT ngày 11/3/2021, TAND Cấp cao tại ĐN áp dụng điểm a, c khoản 1 Điều 322; điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 65 của Bộ luật Hình sự và khoản 2 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự xử phạt bị cáo Bùi Hữu D. 02 năm 03 tháng tù về tội "Tổ chức đánh bạc", nhưng cho hưởng án treo; áp dụng điểm c khoản 1 Điều 322; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 65 của Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H. 01 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc", nhưng cho hưởng án treo.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, Tòa án hai cấp xét xử Bùi Hữu D. và Nguyễn Cửu Thị Kim H. về tội "Tổ chức đánh bạc" theo quy định tại khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 là đúng pháp luật. Bị cáo Bùi Hữu D. nguyên là cán bộ Công an huyện KB trong quá trình công tác có nhiều thành tích, 02 năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, quá trình giải quyết vụ án thành khẩn khai báo, gia đình có công với cách mạng là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, v khoản 1; khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015; bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H. bị bệnh cao huyết áp, quá trình giải quyết vụ án thành khẩn khai báo là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, khoản 1; khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tuy nhiên, xét về vai trò, D. cùng bàn bạc, thống nhất và cùng thực hiện tội phạm với V. nên thuộc nhóm đối tượng chỉ huy, cầm đầu có vai trò ngang nhau, cao hơn vai trò của Vũ Hiếu N. và Đàm Minh K. là người được V. và D. thuê để giúp việc tổng hợp số đề từ cấp dưới chuyển lên, tính số tiền thắng thua, thu và chung tiền số đề, nhưng N. bị xử phạt 01 năm 06 tháng tù, K. bị xử phạt 02 năm tù, còn D. được hưởng án treo là không đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội và không công bằng trong phân hóa vai trò của các bị cáo khi áp dụng hình phạt. Hơn nữa, bị cáo Bùi Hữu D. thuộc nhóm đối tượng chỉ huy, cầm đầu nên không được hưởng án treo theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Bùi Hữu D. và Nguyễn Cửu Thị Kim H. nhiều lần thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội 02 lần trở lên" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì không thuộc trường hợp được hưởng án treo.
Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Bùi Hữu D. 02 năm 03 tháng tù và Nguyễn Cửu Thị Kim H. 01 năm tù về tội "Tổ chức đánh bạc" là phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm cho bị cáo Bùi Hữu D. và Nguyễn Cửu Thị Kim H hưởng án treo là không đúng quy định của pháp luật.
VKSND Cấp cao tại ĐN có quan điểm phù hợp khi đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không cho bị cáo Bùi Hữu D. và Nguyễn Cửu Thị Kim H. được hưởng án treo, giữ nguyên hình phạt của Bản án hình sự thẩm. Báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Cấp cao tại ĐN là có cơ sở.
Ngày 23/6/2021, Viện trưởng VKSND Tối cao đã ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm số 20/QĐ-VKSTC ngày 23/6/2021, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy phần quyết định về hình phạt của Bản án hình sự phúc thẩm số 140/2021/HS-PT ngày 11/3/2021 của TAND Cấp cao tại ĐN, giữ nguyên phần quyết định về hình phạt của Bản án hình sự sơ thẩm số 57/2020/HS-ST ngày 28/7/2020 của TAND tỉnh ĐL đối với Bùi Hữu D. và Nguyễn Cửu Thị Kim H.
Ngày 08/6/2022, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên VKSND Tối cao trình bày quan điểm kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao là có cơ sở và đúng pháp luật. Tuy nhiên, ngày 15/4/2022, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2022/NQ HĐTP ngày 15/4/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo. Theo đó, Nghị quyết số 01 đã sửa đổi khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quy định những trường hợp không được hưởng án treo:
“5. Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp...
c) Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể".
Bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H. có hành vi nhận ghi số đề rồi chuyển cho bị cáo V., D. để hưởng hoa hồng nên thuộc trường hợp nêu trên. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 01 quy định "Đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà vụ án đang trong quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm, xét xử tái thẩm thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết". Do đó, VKSND Tối cao quyết định rút một phần kháng nghị đối với bị cáo Nguyễn Cửu Thị Kim H. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, hủy phần quyết định về hình phạt của Bản án hình sự phúc thẩm số 140/2021/HS-PT ngày 11/3/2021 của TAND Cấp cao tại ĐN, giữ nguyên phần quyết định về hình phạt của Bản án hình sự sơ thẩm số 57/2020/HS-ST ngày 28/7/2020 của TAND tỉnh ĐL đối với bị cáo Bùi Hữu D.
PV
3. Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 4
(LSVN) - Văn bản số 1390/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 nêu rõ về cơ bản dự thảo Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật; giao Ủy ban Kinh tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật và các tài liệu theo quy định, bảo đảm chất lượng cao nhất và đạt được sự đồng thuận cao nhất khi trình Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần nêu rõ dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện đã bảo đảm đến mức độ nào các mục tiêu, quan điểm, định hướng, chính sách lớn của việc xây dựng dự án Luật về: Thiết lập hành lang pháp lý cho điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; có cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; đẩy mạnh phân cấp, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, giảm bớt các đầu mối trong quản lý nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư; giải quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại, vướng mắc, bất cập trên thực tế.
Đồng thời, đề nghị tiếp tục rà soát, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, tránh phát sinh các vấn đề mới trong quá trình triển khai thực hiện có nguyên nhân từ các quy định của Luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các Chương, điều của dự thảo Luật và chỉnh lý kỹ thuật lập pháp dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, cơ quan, tổ chức hữu quan hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tập hợp đầy đủ các ý kiến tham gia để tiếp tục hoàn thiện Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật, gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản để hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về việc chịu trách nhiệm đến cùng về dự thảo Luật; Chính phủ có ý kiến chính thức bằng văn bản về những nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, bảo đảm thời gian tiếp thu trình Quốc hội theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
DUY ANH
4. Cuộc họp Chính phủ đặc biệt quan trọng sau ngày Quốc khánh 02/9
(LSVN) - Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, trước cuộc mít tinh đông đảo của đồng bào, nhân sĩ trí thức và lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên toàn thế giới bắt đầu từ đây nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Cuộc họp Chính phủ đầu tiên sau ngày Quốc khánh 02/9/1945 (Ảnh tư liệu).
Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 mở ra cho nước ta một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người Việt Nam ngẩng cao đầu là một công dân của nước tự do và độc lập. Các dân tộc áp bức trên toàn thế giới nhìn thấy con đường đấu tranh chúng ta đã lựa chọn, đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sau ngày Quốc khánh, sáng ngày 03/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tổ chức cuộc họp Chính phủ đầu tiên cực kỳ quan trọng. Tham dự cuộc họp có các vị Bộ trưởng trong Hội đồng Chính phủ. Cuộc họp diễn ra nơi trước đó là dinh thự của viên thống sứ người Pháp tại Bắc kỳ.
Phòng họp rất giản dị, tại gác trên, bàn không có hoa. Cuộc họp trong bối cảnh kinh tế đất nước đang tình trạng kiệt quệ, nạn đói đang diễn ra, hậu quả lũ lụt chưa khắc phục xong, gia tài đất nước tiêu điều, 95% người dân mắc nạn mù chữ. Nhưng khó khăn lớn nhất quân đội nước ngoài đang dồn dập kéo tới muốn thôn tính nước ta, đẩy chúng ta về cuộc sống nô lệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ăn mặc giản dị, chân đi đôi giày vải màu chàm đồng bào Nùng khâu cho, đúng giờ làm việc Người từ trong phòng ra vui vẻ chào các vị đại biểu. Đến bàn làm việc Người giơ rộng hai tay mời mọi người ngồi xuống. Lời chào và cử chỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra không khí thân mật cho phiên họp.
Phá bỏ những nghi thức thông thường, cuộc họp không có diễn văn khai mạc, Bác lấy trong túi ra một mảnh giấy chuẩn bị nội dung. Bác đi ngay vào nội dung.
"Thưa các cụ và các chú!.
Sau tám mươi năm bị áp bức bị bóc lột và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta chưa quen với kỹ thuật hành chính.
Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa; chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm.
Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công.
Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả. Theo ý tôi có sáu vấn đề:
Một là phải phát động một phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói. Trong khi chờ đợi thu hoạch ngô, khoai khoảng ba bốn tháng, sẽ mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại phát cho người nghèo.
Thứ hai là mở một phong trào chống nạn mù chữ.
Thứ ba là tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Thứ tư là mở một phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại.
Thứ năm là bỏ ngay ba thứ thuế: Thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.
Thứ sáu là ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết"…
Tất cả mọi vấn đề Bác nói ngắn gọn chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Các Bộ trưởng thảo luận từng vấn đề Bác nêu. Nhưng tán thành rất cao.Cuộc họp kết thúc trong vòng buổi sáng. Các vị Bộ trưởng nhiều người lần đầu tiên mới gặp Bác nhưng rất cảm phục.
Nhìn lại những nội dung Bác nêu ra trong cuộc họp Chính phủ đầu tiên có một số nội dung đến nay còn nguyên giá trị, có nội dung đến nay vẫn chưa thực hiện được. Điều đó làm cho mỗi cán bộ, đảng viên ta cần nghiêm túc suy nghĩ.
HẢI HƯNG (sưu tầm)
Cảnh giác với hành vi giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
5. Cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô
(LSVN) - Theo Luật Đấu giá tài sản hiện hành không áp dụng đấu giá tài sản nhà nước trong trường hợp chỉ có 01 người duy nhất đăng ký tham gia đấu giá. Do vậy, việc xây dựng Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá là cần thiết.
Ảnh minh họa.
Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.
Tại phiên thẩm định, đại diện Bộ Công an cho biết, thực tế nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu sở hữu biển số theo sở thích, thường được gọi là "biển số đẹp" tùy theo quan niệm. Việc cấp "biển số đẹp" bằng việc thu phí hoặc tổ chức bán đấu giá vừa đáp ứng được nhu cầu của tổ chức, cá nhân, tạo sự công bằng cho các chủ thể có nhu cầu và cũng là một kênh để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Từ năm 2017 đến nay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng cơ chế Đề án thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.
Hiện nay, kho số quản lý phương tiện giao thông vận tải được xác định là tài sản công và việc khai thác sẽ thông qua hình thức đấu giá.
Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ lại quy định cấm "mua bán biển số xe cơ giới", thời điểm hiện tại cũng chưa có quy định về quản lý biển số trúng đấu giá, quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe ô tô.
Bên cạnh đó, tài sản công là biển số đưa ra đấu giá có những điểm đặc thù nên việc áp dụng các quy định hiện hành không đảm bảo tính khả thi. Bởi nếu việc đấu giá được thực hiện theo quy định của Nghị định 151/2017/NĐ-CP thì cơ quan tổ chức đấu giá sẽ phải thành lập Hội đồng định giá hoặc thuê các tổ chức thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá khởi điểm, nhưng chưa có cơ sở để xác định được giá khởi điểm.
Ngoài ra, theo Luật Đấu giá tài sản hiện hành không áp dụng đấu giá tài sản nhà nước trong trường hợp chỉ có 01 người duy nhất đăng ký tham gia đấu giá. Do vậy, việc xây dựng Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá là cần thiết.
VĂN QUANG
Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
6. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất 5 trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(LSVN) - Ngoài các nội dung kế thừa Luật Đất đai 2013, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ảnh minh họa.
Theo đó, tại Điều 121 Chương IX của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, luật hóa các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Cụ thể, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm:
- Đất dự phòng và đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp: đất được giao sử dụng chung với đất được giao quản lý thì được chứng nhận phần quyền sử dụng theo quyết định giao, cho thuê của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất; đất nhận khoán, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đất đã được đăng ký vào sổ địa chính nhưng đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện.
- Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm: công trình giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
HỒNG HẠNH
Cảnh giác với hành vi giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
7. Quyết định hành chính ban hành trái thẩm quyền bị kiện: Xử thế nào mới đúng?
(LSVN) - Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015, khi nghị án Hội đồng xét xử phải xem xét các căn cứ, tiêu chí về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện để đưa ra phần quyết định là chấp nhận hoặc không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
Ảnh minh họa.
Thực tiễn giải quyết án hành chính cho thấy không ít bản án có sai sót, vi phạm nghiêm trọng về thủ tục cũng như nội dung bị Hội đồng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm tuyên sửa, hủy án để giao về xét xử, giải quyết cho đúng thẩm quyền. Thực tế, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về các căn cứ, tiêu chí đánh giá hợp pháp quyết định hành chính bị kiện. Đặc biệt, quan điểm của Tòa án thiên về đánh giá nội dung mà chưa quan tâm đánh giá tính hợp pháp về mặt hình thức của quyết định hành chính bị kiện.
Thi hành Luật Tố tụng hành chính, VKSND Tối cao đã có nhiều hướng dẫn, thông báo rút kinh nghiệm một số nội dung liên quan đến công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai, đề nghị khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính khởi kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, cần chú ý đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Theo VKSND Tối cao, trong thực tế có tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhưng Chủ tịch Ủy ban nhân dân lại thụ lý giải quyết và ban hành quyết định (quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung giải quyết tranh chấp đất đai) là trái thẩm quyền. Đây là một trong những căn cứ để kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm,...
Tuy nhiên, qua thực tế giải quyết án hành chính, Tòa án chưa coi trọng việc xem xét tính hợp pháp về mặt hình thức của quyết định hành chính bị kiện. Trong trường hợp có vi phạm về hình thức văn bản (chỉ ra thông báo, kết luận không ban hành quyết định); vi phạm về chủ thể ban hành, ban hành quyết định hành chính không đúng thẩm quyền. Theo đó, Tòa án thường có những nhận định: Tuy người bị kiện ban hành quyết định không đúng thẩm quyền, nhưng không làm thay đổi bản chất nội dung của vụ việc, cần rút kinh nghiệm,... Từ đó bác yêu cầu khởi kiện, bác yêu cầu kháng cáo hoặc bác yêu cầu giám đốc thẩm.
Không thể hợp thức cho sai phạm của đối tượng bị kiện
Theo tác giả, những bản án hành chính nhận định và tuyên xử bác đơn khởi kiện đối với quyết định hành chính ban hành trái thẩm quyền như vậy vô hình chung hợp thức hóa cho những sai sót của người bị kiện. Phán quyết định như vậy sẽ tạo điều kiện khiến cơ quan quản lý Nhà nước, người có thẩm quyền bị kiện chủ quan, tiếp tục “rút kinh nghiệm“ ban hành những quyết định vi phạm về thủ tục, thẩm quyền. Phán quyết như vậy thì làm sao làm sao đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thi hành pháp luật nói chung, Luật Tố tụng hành chính, Luật Khiếu nại nói riêng?
Để đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các đương sự trong tố tụng hành chính, Tòa án khi xét xử cần phải xem xét đầy đủ các căn cứ, tiêu chí về hình thức cũng như nội dung theo kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa. Theo đó, cần chấm dứt những nhận định “quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện tuy đúng thẩm quyền, có vi phạm thủ tục, nhưng không làm thay đổi nội dung của vụ việc" để tuyên bác yêu cầu khởi kiện có căn cứ của người khởi kiện.
Khoản 3 Điều 191 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về nghị án: 3. Khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên, các quy định của pháp luật và nghiên cứu, áp dụng án lệ hành chính (nếu có) liên quan để quyết định về các vấn đề sau đây: a) Tính hợp pháp và có căn cứ về hình thức, nội dung của quyết định hành chính hoặc việc thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện; b) Tính hợp pháp về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính hoặc việc thực hiện hành vi hành chính; c) Thời hiệu, thời hạn ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính; d) Mối liên hệ giữa quyết định hành chính, hành vi hành chính với quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện và những người có liên quan; đ) Tính hợp pháp và có căn cứ của văn bản hành chính có liên quan (nếu có); e) Vấn đề bồi thường thiệt hại và vấn đề khác (nếu có). |
Quan điểm chưa thống nhất
Mặc dù pháp luật đã quy định các căn cứ, tiêu chí để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện trong vụ án hành chính nhưng hiện nay có một số quan điểm khác nhau về nội dung này.
Quan điểm 1: Khi xem xét tính hợp pháp quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện trong vụ án hành chính thì Tòa án chỉ xem xét bắt buộc tính hợp pháp về mặt nội dung mà không cần bắt buộc xem xét tính hợp pháp về mặt hình thức của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện.
Theo quan điểm này thì Tòa án khi xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện chỉ chú trọng về nội dung, tức là việc áp dụng pháp luật chuyên ngành đối với đối tượng nào đó là có đúng hay không chứ không quan trọng về hình thức quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trong trường hợp áp dụng đúng pháp luật nội dung trong quyết định hành chính, hành vi hành chính nhưng lại vi phạm hình thức như: Hình thức văn bản sai mẫu, chủ thể ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính không đúng thẩm quyền,… thì họ cho rằng mặc dù là có sự vi phạm về mặt hình thức nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ việc nên đã bác yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện.
Ngoài ra, quan điểm này còn cho rằng nếu việc áp dụng quyết định hành chính là sai về mặt hình thức thì cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó có quyền thu hồi và áp dụng lại quyết định hành chính mới thay thế cho quyết định hành chính trước đó.
Quan điểm 2: Khi xem xét tính hợp pháp quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện trong vụ án hành chính thì Tòa án cần phải xem xét bắt buộc tính hợp pháp về nội dung, hình thức và các căn cứ khác của quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Quan điểm này cho rằng để xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện trong vụ án hành chính thì Tòa án cần phải xem xét tất cả các tiêu chí, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Điều đó có nghĩa là Tòa án không chỉ xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính về mặt nội dung áp dụng pháp luật mà còn xem xét cả về mặt hình thức áp dụng, lý giải cho quan điểm này là:
Thứ nhất, tại khoản 3 Điều 191 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã quy định rõ Hội đồng xét xử phải xem xét các căn cứ, tiêu chí về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện để đưa ra phần quyết định là chấp nhận hoặc không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
Thứ hai, Tòa án không thể chỉ xem xét bắt buộc tính hợp pháp về mặt nội dung áp dụng của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện mà không xem xét về mặt hình thức. Bởi lẽ, nếu chúng ta chấp nhận sự sai sót về mặt hình thức, không quan trọng hình thức áp dụng thì sẽ tạo tiền đề và khuyến khích cơ quan quản lý Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó tiếp tục sai phạm, không thể hiện sự chính quy, trách nhiệm của người cán bộ, công chức trong công việc. Đồng thời sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự quản lý, điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước.
Theo quan điểm của tác giả, quan điểm hai là hợp lý, bởi lẽ việc xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện đã được quy định rõ về các căn cứ, tiêu chí tại khoản 3 Điều 191 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Hơn nữa trong bối cảnh đất nước hiện nay thì mọi người đều chú trọng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường trách nhiệm, kỹ cương công vụ của người cán bộ, công chức Nhà nước. Do đó, khi giải quyết các vụ án hành chính thì Tòa án cần phải xem xét các căn cứ, tiêu chí theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Như vậy thì mới đảm bảo được quyền lợi của nhân dân, đảm bảo được lòng tin của nhân dân đối với sự quản lý, điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước.
Luật sư NGUYỄN HỒNG HÀ
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh xử phạt hành vi cản trở hoạt động tố tụng
8. Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 9/2022
(LSVN) - Từ 01/9 gửi hàng xe khách phải cung cấp đầy đủ, chính xác 6 thông tin; 6 trường hợp giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng;... là một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 9/2022.
Ảnh minh họa.
Từ 01/9, gửi hàng xe khách phải cung cấp đầy đủ, chính xác 6 thông tin
Từ 01/9/2022, Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực thi hành.
Trong đó, bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 11: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
6 trường hợp giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng
Có hiệu lực từ ngày 12/9/2022, Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 4 đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng.
Giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể với 6 trường hợp.
DUY ANH
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2022
9. Nhật Bản mở rộng trường hợp được phép tổ chức tiêm chủng
(LSVN) - Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã đồng ý chủ trương cho phép bổ sung 5 trường hợp được phép tiến hành hoạt động tiêm vaccine trong trường hợp phát sinh các bệnh truyền nhiễm mới và việc đảm bảo nhân lực là bác sĩ và y tá gặp khó khăn.
Tại một điểm tiêm vaccine phòng Covid-19 tại bệnh viện Trường đại học Fujita, thành phố Toyoake (Nhật Bản). Ảnh: Kyodo/TTXVN.
Theo quy định tại Nhật Bản, nhân lực phụ trách tiêm chủng các loại vaccine chỉ hạn chế đối với những người có chứng chỉ bác sĩ, y tá. Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương của Nhật Bản đã không thể đảm bảo đủ nhân lực để triển khai công tác tiêm chủng, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch và tiến độ tiêm chủng chung. Trước tình hình này, Bộ Y tế, Lao động và xã hội Nhật Bản đã đưa ra quyết định sẽ từng bước chấp thuận thêm 3 trường hợp được phép tổ chức tiêm chủng là bác sĩ nha khoa, kỹ thuật viên xét nghiệm lâm sàng và nhân viên cứu hộ, cứu nạn. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản sẽ tiếp tục thảo luận và xem xét bổ sung 2 trường hợp là kỹ thuật viên phóng xạ trị liệu và kỹ thuật viên y khoa được phép tổ chức tiêm chủng.
Với việc cấp phép cho thêm 5 đối tượng, Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng có thể bổ sung 500.000 nhân lực phụ trách công tác tiêm chủng, bên cạnh số lượng bác sĩ, y tá đang đảm nhiệm công tác này. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cho biết sẽ thúc đẩy các thủ tục cụ thể tiếp theo, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn tiêm chủng cho các trường hợp thuộc diện.
Trước xu hướng dịch vẫn diễn biến phức tạp, Chính phủ Nhật Bản hiện đang thúc đẩy tiêm vaccine mới chống các dòng phụ của biến thể Omicron. Ngày 8/8, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã triệu tập một cuộc họp với sự tham gia của các chuyên gia và thông qua kế hoạch của chính phủ nhằm triển khai mũi tăng cường chống Omicron cho tất những người dân trên 18 tuổi và đã tiêm 2 mũi cơ bản. Toàn bộ chi phí tiêm mũi vaccine mới này sẽ được Chính phủ Nhật Bản bảo đảm tương tự mũi tiêm phòng tạm thời theo Luật tiêm chủng dự phòng. Vaccine mới do hai công ty Pfizer và Moderna của Mỹ phát triển và được kỳ vọng có hiệu quả trước biến thể phụ BA.5, vốn là nguyên nhân dẫn đến gia tăng số ca mắc mới Covid-19 trên toàn Nhật Bản hiện nay.
ĐỨC THỊNH/TTXVN
Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa
10.