Đặt cọc và đối tượng của đặt cọc theo pháp luật dân sự Việt Nam

(LSVN) - Đặt cọc là một trong 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Biện pháp đặt cọc thường được sử dụng để bảo đảm cho việc giao kết và/hoặc thực hiện hợp đồng giữa các chủ thể, thường thấy nhất trong đời sống dân sự là các giao dịch đặt cọc để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặt cọc để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng mua bán tài sản khác. Mặc dù được sử dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự nhưng không phải tất cả các bên tham gia giao dịch đặt cọc đều hiểu biết, nắm rõ các vấn đề pháp lý liên quan của chế định đặt cọc. Trong giới hạn bài viết này, tác giả bàn về biện pháp đặt cọc và đối tượng của hợp đồng đặt cọc theo pháp luật dân sự Việt Nam để góp phần giúp các bên tham gia vào giao dịch đặt cọc để có góc nhìn rõ hơn về chế định này, hạn chế rủi ro, tranh chấp phát sinh khi tham gia giao dịch.

Cần hoàn thiện Bộ luật Hình sự 2015 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người

(LSVN) - Các tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS), do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người. Loại tội phạm này không chỉ xâm hại đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của con người mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý của người bị hại về lâu dài, làm tổn thương tinh thần người bị hại cũng như gia đình của họ.

Một số vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội 'Cố ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người khác'

(LSVN) - Tuy Bộ luật Hình sự (BLHS) đã có sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện nhưng trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật để xét xử người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người khác xảy ra trong thực tiễn cho thấy vẫn còn có sai sót, vướng mắc, bất cập chưa phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn.

Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ và thực trạng áp dụng tại Việt Nam

(LSVN) - Quan hệ lao động là một chế định pháp lý trong hoạt động có tổ chức, được pháp luật thừa nhận và bị ràng buộc bởi những quy định của pháp luật. Do đó khi chấm dứt quan hệ lao động, đây được xem là một sự kiện pháp lý dẫn đến nhiều hệ quả vì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, cuộc sống của người lao động mà cũng có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Hiện nay, trong xu thế nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp buộc phải thay đổi cơ cấu, công nghệ để duy trì hoạt động sản xuất. Việc tìm hiểu nghiên cứu các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hết sức cần thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn nhằm hạn chế những rủi ro về pháp lý.

Quyền sở hữu bất động sản tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

(LSVN) - Bài viết này phân tích để làm rõ nội dung cơ bản trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam và dùng phương pháp so sánh để thấy rõ được sự thay đổi, hoàn thiện của pháp luật đối với đối tượng nêu trên.

Một số vấn đề về thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường của Việt Nam

(LSVN) - Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện hơn 40 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việc thực hiện các cam kết quốc tế trong các công ước này một phần phản ánh xu thế tất yếu của nhân loại, một phần nhằm bảo vệ các lợi ích dân sinh và kinh tế của Việt Nam, nhằm hướng tới hiện thức hóa các nỗ lực về phát triển bền vững. Bài viết phân tích một số cơ sở lý luận về việc thực hiện cam kết quốc tế, các phương thức thực hiện và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện cam kết quốc tế đó.