Một số vấn đề vấn đề về tội 'Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động' tại Điều 216 Bộ luật Hình sự

(LSVN) - Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động là bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức sử dụng lao động. Đây là chính sách luôn luôn được Nhà nước ta đề cao và yêu cầu mọi cơ quan, tổ chức phải tuân thủ pháp luật về BHXH để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Hành vi không đóng bảo hiểm cho người lao động là vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ nghiêm trọng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp người, tổ chức sử dụng lao động đã dùng nhiều thủ đoạn nhằm trốn tránh việc đóng bảo hiểm cho người lao động, từ đó làm ảnh hưởng lớn tới quyền lợi hợp pháp của người lao động và chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ta.

Trí tuệ nhân tạo AI - Robot làm báo và vai trò Nhà báo trong kỷ nguyên chuyển đổi số

(LSVN) - Việc ứng dụng công nghệ nhân tạo vào làm báo giúp giải phóng sức lao động đơn giản của Nhà báo, tạo cho họ có thêm thời gian, điều kiện sáng tạo, học tập và tiếp thu công nghệ, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và đem lại các sản phẩm tốt hơn phục vụ nhu cầu của công chúng, công nghệ trở thành cộng sự đắc lực cho Nhà báo. Tuy nhiên, để không bị tụt hậu hoặc bị thay thế thì Nhà báo thời nay phải biết sử dụng công nghệ, thuần thục kỹ năng sử dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo, thích ứng kịp thời và thường xuyên trau dồi kiến thức về chuyên môn và công nghệ để phục vụ công việc tốt hơn.

Một số vướng mắc về áp dụng quy định tại Điều 54 Bộ luật Hình sự trong thực tiễn xét xử

(LSVN) – Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng là chế định thể hiện sự ưu việt của pháp luật hình sự Việt Nam, đề cao tính nhân văn, nhân đạo đối với người có hành vi phạm tội thông qua việc giảm bớt trách nhiệm hình sự bằng việc áp dụng loại hình phạt khác nhẹ hơn và mức hình phạt bị áp dụng thấp hơn so với việc người bị kết án sẽ bị áp dụng loại hình phạt, mức hình phạt nặng hơn nếu người đó bị Tòa án quyết định hình phạt trong trường hợp thông thường.

Bàn về phương thức kiện dân sự để bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản

(LSVN) - Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là các quyền dân sự cơ bản của cá nhân, tổ chức được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản xảy ra rất phổ biến. Do đó, nhà nước ta đã có các biện pháp để bảo vệ các quyền đó của chủ sở hữu tài sản thông qua các phương thức khác nhau, trong đó kiện dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu để cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản của mình. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các phương thức kiện khác nhau, cũng như ưu, nhược điểm của các phương thức đó và hướng hoàn thiện về kiện dân sự để bảo vệ các quyền đối với tài sản.

Một số kiến nghị hoàn thiện về trường hợp phòng vệ chính đáng

(LSVN) - Phòng vệ chính đáng là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thứ ba, khá phổ biến trong thực tiễn xét xử, phản ánh rõ nét yêu cầu của Nhà nước là động viên công dân chủ động đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân, cộng đồng.

Một số vấn đề về giải quyết các vụ án tạm đình chỉ trong giai đoạn xét xử

(LSVN) - Các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử ngày càng được hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy còn có một số khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phải tiếp tục được nghiên cứu đề xuất hoàn thiện trong thời gian tới.