Bàn về hậu quả tâm lí của hành vi phạm tội trong giải quyết các vụ án hình sự

(LSVN) - Khi một người thực hiện hành vi phạm tội, tâm lý của họ sẽ có những chuyển biến, thay đổi nhất định trong các giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn chuẩn bị lên kế hoạch, thực hiện tội phạm, kết thúc và sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Những vụ án càng nghiêm trọng, phức tạp thì quá trình chuyển biến tâm lý càng diễn ra thường xuyên và liên tục. Quá trình tâm lý sau khi thực hiện hành vi phạm tội được diễn ra mạnh mẽ nhất. Từ thực tiễn cho thấy, việc nghiên cứu hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội có ý nghĩa quan trọng góp phần không nhỏ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trong việc định khung hình phạt, xác định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vì vậy, bài viết này sẽ phân tích làm rõ các yếu tố hình thành nên hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội và tầm quan trọng của nó.

Chế định án treo theo quy định pháp luật hình sự

(LSVN) - Xuất phát từ các chế tài trong hình sự và với mục đích răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội hoàn lương để trở thành người có ích cho xã hội, Nhà nước ta đã ban hành chế định về án treo để thể hiện sự khoan hồng và nhân đạo của pháp luật.

Bàn về việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại trong một số tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

(LSVN) - Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (BLTTHS 2015) được ban hành là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, Nhà nước ta đã có những quy định về trách nhiệm hình sự (TNHS) và trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại. Điều 76 BLHS 2015 quy định pháp nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 33 tội danh, bao gồm những tội danh liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như tội “Trốn thuế”, tội “Buôn lậu”, tội “Sản xuất buôn bán hàng cấm”,… và một số tội không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như tội “Tài trợ khủng bố”, tội “Rửa tiền” [1].Tuy nhiên, trên thực tế khi pháp nhân thương mại thực hiện hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận có xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức khác nhưng lại chưa có quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, có thể kể đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm.

Về nguyên tắc Tòa án xét xử công khai và quyền tham dự phiên tòa của người dân

(LSVN) - Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai là nguyên tắc chung được quy định trong các đạo luật tố tụng hiện hành và trong Luật Tổ chức TAND năm 2014. Mọi người dân có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp phiên tòa xét xử kín. Trong bài viết này, tác giả phân tích về ý nghĩa, vai trò của nguyên tắc tòa án xét xử công khai và thực tiễn bảo đảm quyền tham dự phiên tòa và giám sát hoạt động xét xử của người dân, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này.

Một số vấn đề về hình thức trợ giúp pháp lý theo quy định tại Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH15

(LSVN) – Triển khai Điều 106 Luật Xử lý vi phạm hành chính, ngày 13/12/2022, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân. Pháp lệnh Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH15 quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp xử lý hành chính); trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại; khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. 

Bàn về hình phạt tiền và các hình phạt, biện pháp phạt khác liên quan

(LSVN) - Hình phạt tiền là một loại hình phạt trong hệ thống hình phạt được quy định với tính chất vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Do vậy, hình phạt này có nhiều điểm tương đồng với các biện pháp cưỡng chế hình sự khác, nhất là những biện pháp trách nhiệm pháp lý, những hình phạt và biện pháp tư pháp có những nội dung giống hình phạt tiền. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt, đòi hỏi phải làm rõ, để hiểu và áp dụng đúng đắn trên thực tế.