So sánh hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Tây Ban Nha và Việt Nam

(LSVN) - Tây Ban Nha là một nước theo hệ thống pháp luật civil law, hệ thống hình phạt có cấu trúc và các loại hình phạt đa dạng, có điểm tương đồng và khác biệt với hệ thống hình phạt Việt Nam. Để làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt này, bài viết tập trung phân tích, so sánh hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam với hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Tây Ban Nha trên một số khía cạnh. Qua đó đánh giá được những ưu, nhược điểm trong hệ thống hình phạt của từng quốc gia và gợi ý một số đề xuất để hoàn thiện hơn hệ thống hình phạt ở Việt Nam hiện nay.

Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú bất cập và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 123, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Trong quá trình áp dụng quy định về lệnh cấm khỏi nơi cư trú hiện đang tồn tại một số bất cập, gây không ít khó khăn trong công tác xét xử và thi hành án.

Một số vấn đề về xử lý vật chứng, đồ vật, tài sản trong vụ án hình sự

(LSVN) - Theo quy định, việc xử lý vật chứng, đồ vật, tài sản do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện Kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Về cách thức xử lý vật chứng, Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) cũng đã có các quy định cụ thể. Tuy nhiên, thực tiễn xử lý trong vụ án hình sự vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu.

Một số tồn tại, bất cập và kiến nghị về loại trừ trách nhiệm hình sự

(LSVN) - Hiện nay, khái niệm về loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) chưa được quy định rõ ràng và còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Sau khi đọc tham khảo, nghiên cứu các quan điểm về khái niệm này, cá nhân cho rằng loại trừ TNHS là trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo quy định của BLHS hiện hành thì họ không phải chịu TNHS do có một trong những căn cứ được loại trừ TNHS. Tuy nhiên, khi vận dụng quy định những trường hợp loại trừ TNHS vẫn còn một số tồn tại bất cập gây ra tình trạng bỏ lọt tội phạm.

Hoàn thiện khái niệm vi phạm hành chính nhằm đảm bảo tính thống nhất trong Luật Xử lý vi phạm hành chính

(LSVN) - Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012 và được sửa đổi bổ sung năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác đấu tranh, xử lý vi phạm hành chính góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh những mặt đạt được thì khái niệm vi phạm hành chính và một số quy định khác liên quan đến vi phạm hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính như biện pháp xử lý hành chính, những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính còn chưa đảm bảo được tính thống nhất. Vì thế, việc nghiên cứu hoàn thiện khái niệm vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hành chính và những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính là cần thiết và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện khái niệm vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hành chính và những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo tính thống nhất trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Bàn về trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015

(LSVN) - Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung trong Bộ luật Hình sự năm 2015.