Ảnh minh họa.
Theo dự thảo, người nộp phí theo quy định là thương nhân có đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại khoản 17 Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Tổ chức thu phí gồm: Bộ Công thương và cơ quan, tổ chức được Bộ Công thương uỷ quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý ngoại thương.
Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như sau: Mức thu phí cấp mới 60.000 đồng/bộ C/O; mức thu phí cấp lại, cấp bổ sung: 30.000 đồng/bộ C/O.
Bộ Công thương được trích để lại 83% trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ cung cấp dịch vụ, thu phí và chi trả chi phí cho cơ quan, tổ chức được Bộ Công thương uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, thu phí theo quy định pháp luật; nộp 17% trên tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương).
Trường hợp Bộ Công thương là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước đảm bảo. Bộ Công thương dự toán kinh phí phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả kinh phí ủy quyền) theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
PV
Những quy định mới về học và thi sát hạch bằng lái xe ôtô năm 2023