/ Đời sống - Xã hội
/ Đắk Lắk: Đình Lạc Giao tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đắk Lắk: Đình Lạc Giao tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

05/01/2021 17:55 |4 năm trước

LSVNO - Sáng 14/4/2019 (tức ngày 10/3 âm lịch), tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đình Lạc Giao (TP. Buôn Ma Thuột) thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”.

LSVNO - Sáng 14/4/2019 (tức ngày 10/3 âm lịch), tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đình Lạc Giao (TP. Buôn Ma Thuột) thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Qua đó giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Toàn cảnh Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đình Lạc Giao, TP. Buôn Ma Thuột.

Hằng năm, vào những ngày này triệu trái tim con Lạc cháu Hồng đều hòa chung một nhịp, mọi cặp mắt của của dòng dõi Tiên Rồng đều hướng về nguồn cội.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức buổi lễ nhấn mạnh, một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục mình.

Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức đọc nghi thức tế lễ và chúc văn tại Lễ  Giỗ Tổ Hùng Vương.

Đó là ý thức của người Việt về tổ tiên, về cội nguồn mang giá trị nhân văn sâu sắc, được phát khởi từ mối thiện tâm trong mỗi con người, có sức lan tỏa rộng khắp trong mỗi gia đình, trong cộng đồng xã hội và đã trở thành một phong tục, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. 

Từ hàng ngàn đời nay, người Việt đã lập đền thờ và thờ cúng ông Tổ chung của mình đó là các Vua Hùng.

Năm 2005, theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có 1.417 di tích thờ Vua Hùng và liên quan đến thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng trải dài từ Bắc tới Nam. Trong đó, các di tích thờ cúng Hùng Vương tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (326 di tích), tâm điểm là Di tích lịch sử Đền Hùng; tỉnh Hà Tây cũ (364 di tích), thành phố Hà Nội (161 di tích), tỉnh Bắc Ninh (168 di tích), tỉnh Vĩnh Phúc (62 di tích), thành phố Hồ Chí Minh (14 di tích)...

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, dù ở bất cứ đâu, phương trời nào, dù già hay trẻ, dù gái hay trai, dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, người Việt không những luôn nhớ về cội rễ, cùng hướng về cội nguồn dân tộc.

Nguyễn Hương