(LSVN) - Pháp luật đã quy định về trường hợp mang thai hộ để đảm bảo quyền lợi cũng như hạn chế các tranh chấp cho các bên khi thực hiện việc mang thai hộ. Để tránh những hành vi trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến ý nghĩa tốt đẹp này, pháp luật hình sự đã có quy định về tội "Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại".
(LSVN) - Phạm tội 02 lần trở lên là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tình tiết này tuy đã có nhiều hướng dẫn áp dụng nhưng trong thực tiễn vẫn còn những nhận thực khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là giữa Luật sư với Kiểm sát viên.
(LSVN) - Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng" tại Điều 147. Qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập khi áp dụng. Sau khi sửa đổi, bổ sung ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015, những vướng mắc, bất cập tồn tại cơ bản được khắc phục và bổ sung nhiều quy định mới cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc cụ thể, tác giả thấy rằng còn tồn tại một số nội dung cần tiếp tục được hoàn thiện theo quy định.
(LSVN) - So với Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã sửa đổi, bổ sung về tên các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Cụ thể, tên Chương XXIII BLHS năm 1999 “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” được chuyển thành Chương XXV “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu”. BLHS 2015 đã mở rộng phạm vi xử lý đối với cả những người có trách nhiệm phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
(LSVN) - Tội xâm phạm các quyền tự do dân chủ của công dân nói chung và tội "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" nói riêng là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền con người bị pháp luật nghiêm cấm và trừng trị nghiêm khắc nếu vi phạm. Thực tiễn xét xử cho thấy, việc xét xử các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân thường tập trung chủ yếu vào tội "Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật". Tuy nhiên, thực tế xét xử vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc cần được thống nhất.
(LSVN) - Trong thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất chiếm đoạt tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng thường nhầm lẫn trong việc định tội danh do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng. Sau đây là một số ý kiến về việc phân biệt loại các tội phạm này cần căn cứ vào chủ thể tội phạm; động cơ, mục đích của người phạm tội và điều kiện thực tế để đánh giá.
(LSVN) - Tội ‘Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự và tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự là hai tội phạm độc lập quy định tại hai điều luật khác nhau. Điểm chung của hai loại tội phạm này đó là hành vi bắt, giữ người trái pháp luật, trong thực tiễn áp dụng pháp luật đã có một số quan điểm nhầm lẫn giữa hai tội danh này dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích làm rõ về hành vi khách quan cấu thành hai tội phạm trên, qua đó có góc nhìn nhận đúng tinh thần pháp luật của hai loại tội phạm này.
(LSVN) - Tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 171 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 là tình tiết định khung tăng nặng. Đây cũng là tình tiết được quy định tại khoản 2 Điều 136 BLHS năm 1999, tình tiết này đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 (Thông tư liên tịch số 02/2001).
(LSVN) - Tòa án nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 về án treo.
(LSVN) – Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), trường hợp Viện Kiểm sát (VKS) kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm có thể áp dụng điều, khoản của Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội nặng hơn. Đối với các quyết định theo hướng có lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng dù có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo hướng đó hay không thì Toà án cấp phúc thẩm vẫn có thẩm quyền quyết định khi xét xử phúc thẩm, nếu như quyết định đó không trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, đối với các quyết định theo hướng không có lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ có thẩm quyền quyết định trong một số trường hợp mặc dù có kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó.
(LSVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mới đây đã ký ban hành Nghị quyết số 08/2021/NQ-UBTVQH15 giải thích khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự.
(LSVN) - Để bảo đảm phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, tăng cường bảo vệ quyền về tài sản, đặc biệt là các tài sản đặc biệt có giá trị tinh thần của người dân; bảo đảm đối xử bình đẳng giữa chính sách xử lý hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước với hành vi xâm phạm tài sản của cá nhân theo tinh thần của Hiến pháp 2013; thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường áp dụng các chế tài không tước tự do. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã có nhiều tiến bộ hơn so với BLHS năm 1999 khi quy định về các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.
(LSVN) - Tội "Quảng cáo gian dối" không được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1985. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, nền kinh tế thị trường cần có nhu cầu điều chỉnh những hành vi quảng cáo hàng hóa, nên Nhà nước coi hành vi quảng cáo gian dối là hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Xuất phát từ lý do đó, tội "Quảng cáo gian dối" đã được quy định tại Điều 168 BLHS năm 1999 và BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo đó, các hành vi quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ sẽ bị xử lý khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này. BLHS năm 2015 quy định về tội "Quảng cáo gian dối" tại Điều 197, trong đó bỏ quy định về yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng và chỉ áp dụng hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
(LSVN) - Sáng ngày 20/01, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Quốc Anh, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và 7 đồng phạm cùng về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
(LSVN) - Tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là một trong số những tội phạm phổ biến thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên nhiều lĩnh vực gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng phức tạp đến tình hình an ninh trật tự, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Các đối tượng sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản.
(LSVN) - Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội “Giết người”, tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà các đối tượng sẽ phải đối mặt với hình phạt là từ 07 năm tù đến cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Người chuẩn bị phạm tội này cũng sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
(LSVN) - Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một quy định mang tính chất nhân đạo của pháp luật Việt Nam, thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với phạm nhân, được thể hiện thông qua việc Tòa án quyết định cho người đang chấp hành hình phạt được chấp hành hình phạt với mức ít hơn mức hình phạt của bản án đã tuyên, khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Quy định này có ý nghĩa lớn, được thực hiện hằng năm nhân các ngày lễ lớn của đất nước, là công cụ pháp lý giúp Nhà nước đánh giá hiệu quả công tác tổ chức thi hành án phạt tù, công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, tạo động lực cho phạm nhân phấn đấu, cải tạo để có cơ hội được nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, sớm trở về với gia đình, xã hội.
(LSVN) - Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, song song với việc giải quyết về hình sự thì việc giải quyết phần dân sự luôn được cơ quan tố tụng hình sự (THTT) đặt ra, trong đó có vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án. Đây cũng là nội dung rất quan trọng vì nó liên quan đến vấn đề nhạy cảm của các bên, ở đây bên gây thiệt hại phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường do hành vi phạm tội của mình gây ra cho bên bị thiệt hại. Mặt khác, quyền được bảo vệ sức khỏe và tính mạng là nhóm quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân, không thể tách rời và chuyển giao cho người khác. Một khi tính mạng hay sức khỏe bị xâm phạm trái pháp luật thì người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường thiệt hại.
(LSVN) - Theo quy định tại Bộ luật Hình sự (BLHS), các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) bao gồm: Sự kiện bất ngờ; Tình trạng không có năng lực TNHS; Phòng vệ chính đáng; Tình thế cấp thiết; Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ và Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên.
(LSVN) - Trong hai năm qua, tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp tại nước ta. Với tình hình chung, cả nước phải đối phó với tình trạng xâm nhập mặn, lũ lụt, sạt lở đất, mưa bão… và đặc biệt là dịch bệnh Covid-19. Thiên tai, dịch bệnh không những làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân mà còn làm suy giảm, tổn hại đến nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng tình trạng thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội, gây nguy hiểm, thiệt hại cho xã hội.
(LSVN) - Tạm đình chấp hành hình phạt tù là một chế định thể hiện sự khoan hồng, dân chủ, tôn trọng quyền con người. Để tránh hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau như Tòa án, chính quyền, cơ quan thi hành án hình sự.
(LSVN) - Chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có vị trí quan trọng trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, phản ánh thái độ và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong khi làm nhiệm vụ, đồng thời nó còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.
(LSVN) - Tội gây ô nhiễm môi trường là tội phạm đã được quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 1999 với tên “tội gây ô nhiễm không khí” và được đổi tên thành “tội gây ô nhiễm môi trường” theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12.
(LSVN) - Tội "Giả mạo trong công tác" theo Điều 359 Bộ luật Hình sự và tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" theo Điều 341 Bộ luật Hình sự là 2 tội phạm độc lập, dù có những điểm giống nhau dễ gây nhầm lẫn, song trong thực tế để định danh tội phạm chính xác cần nhìn nhận, phân tích các yếu tố cấu thành của từng tội phạm.
(LSVN) - Cho vay lãi nặng trong thời gian gần đây ngày càng xuất hiện nhiều tại các địa phương với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp nhằm qua mặt các cơ quan chức năng, như lập các công ty tài chính trá hình, lợi dụng sự khó kiểm soát khi sử dụng mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin… để lôi kéo người vay nhẹ dạ, cả tin đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội và gây nhức nhối trong dư luận quần chúng nhân dân.