(LSVN) - Chỉ một vết thương do chân mắc vào bánh xe gây nên mà có đến 13 bị cáo - trong đó 06 bị cáo, vào thời điểm xảy ra vụ việc, đang ở tuổi vị thành niên - bị tuyên phạt từ 02 đến 06 năm tù. Phán quyết nặng nề này liệu đã tâm phục, khẩu phục khi việc thực nghiệm hiện trường và tổ chức đối chất giữa các bị can, bị hại không được thực hiện?
(LSVN) - Pháp luật hiện hành quy định rõ việc trả hồ sơ để điều tra lại, khi cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được có hành vi phạm tội cũng như thời gian, địa điểm và ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không, do cố ý hay vô ý,...
(LSVN) - Vụ xô xát giữa 02 nhóm thanh thiếu niên khiến 01 người bị thương ở chân, tỉ lệ 34%. Tuy nhiên, điều đáng nói, sự sai khác giữa những lần giám định pháp y lại không làm thay đổi quan điểm của cơ quan tố tụng. Và, điều này liệu dẫn đến oan sai?
(LSVN) - Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” tại Điều 134 đã chặt chẽ hơn, tháo gỡ được nhiều vấn đề so với Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng trên thực tế vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, hạn chế.
(LSVN) - Đây là nhận định của Uỷ ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, thể hiện rõ tại phiên toà Giám đốc thẩm ngày 14/02/2022. Từ nhận định trên, Hội đồng xét xử (HĐXX) Giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ Bản án hình sự phúc thẩm số 468/2020/HS-PT của TAND TP. Hồ Chí Minh và Bản án hình sự sơ thẩm số 53/2020/HS-ST của TAND quận 5 để điều tra, xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. Trong khi nhiều vấn đề mấu chốt được HĐXX Giám đốc thẩm chỉ ra chưa được làm rõ, thì Bản cáo trạng mới của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) quận 5 tiếp tục truy tố bị can tội “Cố ý gây thương tích”, nên ông Thanh tiếp tục kêu oan.
(LSVN) - Liên quan đến vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ngày 21/4/2020, Tòa án Quân sự khu vực Quân khu 2 tuyên xử phạt bị cáo Vũ Quang Cảnh (sinh ngày 02/8/1990, trú tại khu 2, xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) 06 năm tù. Mức án này thấp hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát trước đó.
(LSVN) - Từ những mẫu thuẫn đời thường, các đối tượng do thiếu suy nghĩ, đã không kiềm chế được hành vi, cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả khôn lường.
(LSVN) - Luật sư nhận định, hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của 02 em học sinh và hành vi đánh đập tàn nhẫn 02 em học sinh đều là các hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, nếu hành vi của những người này gây tổn hại sức khỏe cho cả 02 em học sinh dù chỉ từ 1% thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với tình tiết phạm tội với người dưới 16 tuổi. Còn trong trường hợp nếu hành vi không gây thương tích, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì những người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ngoài chế tài xử lý nêu trên thì người vi phạm còn có thể bị buộc bồi thường thiệt hại do có hành vi xâm phạm sức khỏe người khác, bao gồm chi phí điều trị hợp lý, tổn thất tinh thần,…. cho người bị hại theo quy định tại Bộ luật Dân sự.
(LSVN) - Định tội danh là một vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Dưới khía cạnh là một hoạt động tố tụng diễn ra trên thực tế, định tội danh hướng đến việc lựa chọn đúng quy phạm pháp luật hình sự để áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội. Thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn trong việc định tội danh, nhất là trong trường hợp các tội có cấu thành tương tự nhau. Một trong số những ví dụ điển hình có thể kể đến là trường hợp định tội danh giữa tội "Giết người" và tội "Cố ý gây thương tích" hoặc "Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác". Trên thực tế, sự khác nhau cơ bản giữa hai tội danh này thể hiện rõ nét qua ý thức chủ quan của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm tranh cãi xung quanh việc định tội danh giữa hai loại tội này trong một số trường hợp cụ thể. Do đó, trong thời gian tới rất cần có những sửa đổi, bổ sung trên phương diện lập pháp hoặc ban hành hướng dẫn chi tiết giúp cho việc định tội danh giữa tội "Giết người" và tội "Cố ý gây thương tích" hoặc "Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" được dễ dàng.
(LSVN) - Luật sư nhận định, ngoài việc bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, đối tượng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội danh. Cụ thể, đó là tội “Chống người thi hành công vụ” (Điều 330) hoặc tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 134) được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Bên cạnh đó, bố của đối tượng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cùng một tội danh với đối tượng trong vai trò là đồng phạm nếu có yếu tố khiêu khích, gây hấn với lực lượng chức năng cùng đối tượng như thông tin báo chí đã nêu.