"Sống " bằng nghề luật sư
"Sống" bằng nghề luật sư

(LSVN) - Ngày 30/01/1911, nhà cầm quyền Pháp ký sắc lệnh cho phép người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm Luật sư. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của nghề luật sư tại Việt Nam. Sau hơn 100 năm phát triển, nghề luật sư đã đạt nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, số lượng Luật sư có thể "sống" đúng nghĩa bằng nghề này vẫn còn khá khiêm tốn. Vậy Luật sư tại Việt Nam đang "sống" bằng nghề ra sao và làm thế nào để họ thực sự có thể "sống" bằng nghề nghiệp của mình?

Cần xử lý nghiêm hiện tượng 'ăn theo' nghề Luật sư
Cần xử lý nghiêm hiện tượng 'ăn theo' nghề Luật sư

(LSVN) - Sự phát triển của nghề Luật sư vốn yêu cầu tính chuyên nghiệp và uy tín rất cao. Việc “mạo danh” tổ chức hành nghề Luật sư để cung cấp dịch vụ pháp lý sẽ tạo nên sự hỗn loạn trong thị trường dịch vụ đặc thù này, gây nhiều hệ quả tiêu cực.

Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp xứng đáng với sứ mệnh cao quý nghề Luật sư
Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp xứng đáng với sứ mệnh cao quý nghề Luật sư

(LSVN) - Xây dựng đội ngũ Luật sư tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; có ý thức phấn đấu tranh, đóng góp xây dựng và phát triển của đất nước; có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghề nghiệp nhuần nhuyễn là yếu tố cốt lõi tạo nên chất lượng, giá trị, bản lĩnh của đội ngũ Luật sư Việt Nam. Trong bài viết, tác giả đưa ra kiến nghị một số nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ này.

Giả mạo Luật sư thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Giả mạo Luật sư thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(LSVN) - Để tránh bị rơi vào các bẫy lừa đảo qua mạng khi đi tìm kiếm dịch vụ pháp lý của Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư trên môi trường mạng Internet, người dân nên tìm kiếm tới website chính thống của tổ chức hành nghề Luật sư, tra cứu danh bạ Luật sư tại website Đoàn Luật sư, khi có số điện thoại của Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư cần liên hệ xác thực thông tin Luật sư để được cung cấp các thông tin đầy đủ, nếu có điều kiện đi lại cần đến trực tiếp văn phòng để tư vấn và chỉ chuyển phí thù lao Luật sư trên cơ sở ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa khách hàng và tổ chức hành nghề Luật sư. Trường hợp ở xa không có điều kiện đến gặp tư vấn trực tiếp thì có thể nhờ người quen, bạn bè ở khu vực đó kiểm tra thông tin về tổ chức hành nghề Luật sư đang tìm kiếm để có được thông tin đầy đủ, chính xác về Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư.

Ghi chép chuyến đi của Đoàn công tác LĐLSVN tham dự Hội nghị thường niên IBA năm 2023: Kỳ III - Nghề Luật sư đang đối diện với những thay đổi chưa từng thấy
Ghi chép chuyến đi của Đoàn công tác LĐLSVN tham dự Hội nghị thường niên IBA năm 2023: Kỳ III - Nghề Luật sư đang đối diện với những thay đổi chưa từng thấy

(LSVN) - Lẽ thường thì việc tham dự Hội nghị thường niên IBA là việc duy trì tư cách thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và tham gia đóng góp vào các thiết chế tổ chức của nghề luật sư lớn nhất thế giới, các thành viên quốc gia phê duyệt các báo cáo hoạt động của các Ủy ban, bầu nhân sự chủ chốt điều hành của IBA. Hội nghị thường niên có hàng trăm chủ đề mà giới luật sư quan tâm, có nhiều chủ đề khá mới mẻ so với môi trường, điều kiện ở Việt Nam, nhưng ở góc độ tổ chức xã hội-nghề nghiệp quốc gia, theo nhiệm vụ được phân công, Đoàn công tác quan tâm đến một số nội dung bàn thảo về những vấn đề thuộc về thách thức và cơ hội, những tác động và ảnh hưởng đến tương lai phát triển của nghề luật sư trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tự quản nghề luật sư và trách nhiệm thực hiện
Tự quản nghề luật sư và trách nhiệm thực hiện

(LSVN) - Tại Việt Nam, quản lý Luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội, nghề nghiệp của Luật sư (Điều 6 Luật Luật sư năm 2006). Thực tiễn hành nghề luật sư tại Việt Nam cho thấy nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng có trách nhiệm trong công tác tự quản hành nghề luật sư. 

Sứ mệnh, lối sống nghề luật sư
Sứ mệnh, lối sống nghề luật sư

(LSVN) - Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, nghề luật sư được xếp vào một trong những ngành nghề được trả mức thù lao hậu hĩnh nhất. Bởi Luật sư với sứ mệnh và chức năng xã hội của mình luôn được đặt niềm tin là người góp phần bảo vệ cán cân công lý, giúp đỡ những người yếu thế, đảm bảo để tất cả mọi người làm được hưởng sự công bằng.

Niên biểu về nghề Luật sư ở Việt Nam trong chính quyền cách mạng từ năm 1945 đến nay
Niên biểu về nghề Luật sư ở Việt Nam trong chính quyền cách mạng từ năm 1945 đến nay

(LSVN) - Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46/SL về việc thành lập đoàn thể Luật sư. Trong đó quy định: “Muốn được liệt danh vào bảng Luật sư tại Tòa Thượng thẩm Hà Nội hay Sài Gòn phải có đủ những điều kiện sau này: 1- Có quốc tịch Việt Nam, bất luận nam nữ; 2- Có bằng cử nhân luật; 3- Đã làm Luật sư tập sự trong ba năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một văn phòng Luật sư thực thụ trong nước Việt Nam. Những người đã làm Luật sư tập sự ở Pháp có thể xin tính thời hạn tập sự ở Pháp nhưng chỉ được trừ nhiều nhất là 12 tháng; 4- Có hạnh kiểm tốt; 5- Được bằng chứng rằng đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm Luật sư thực thụ”.

Luật sư góp phần đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của bị can, bị cáo
Luật sư góp phần đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của bị can, bị cáo

(LSVN) - “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [1], đó là những lời bất hủ trong Bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng công bố với quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 02/9/1945. Suy rộng ra, quyền bình đẳng mà vị Chủ tịch đáng kính nói trên còn được hiểu là bình đẳng của mọi công dân trong áp dụng pháp luật.

Sứ mệnh của nghề luật sư ở Việt Nam
Sứ mệnh của nghề luật sư ở Việt Nam

(LSVN) - Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư. Mỗi Luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của Luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội. Vậy, sứ mệnh của nghề Luật sư ở Việt Nam là gì? Để hành nghề Luật sư cần những điều kiện gì theo quy định hiện nay?

'Mối lương duyên' giữa nghề Luật sư - báo chí và các Luật sư Việt Nam tiêu biểu làm báo
'Mối lương duyên' giữa nghề Luật sư - báo chí và các Luật sư Việt Nam tiêu biểu làm báo

(LSVN) - Luật sư và báo chí là hai nghề khác nhau, nhưng lại có nhiều điểm khá tương đồng và đã có không ít Luật sư nổi tiếng ở Việt Nam là nhà báo hoặc liên quan trực tiếp đến nghề báo. Bài viết tập trung phân tích những điểm giống nhau cơ bản giữa nghề Luật sư và báo chí, đồng thời giới thiệu về một số Luật sư Việt Nam tiêu biểu là nhà báo đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung của dân tộc.

Luật sư không quảng cáo làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của đội ngũ Luật sư, nghề Luật sư
Luật sư không quảng cáo làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của đội ngũ Luật sư, nghề Luật sư

(LSVN) - Một Luật sư A. tham gia bào chữa cho khách hàng trong vụ án tại cấp sơ thẩm và theo hợp đồng tiếp tục tham gia bào chữa cho khách hàng tại cấp phúc thẩm. Sau phiên tòa sơ thẩm khách hàng này nhận được một bức thư ngỏ giới thiệu là của một Văn phòng Luật sư B. trình bày về việc rất quan tâm và chia sẻ với khách hàng về vụ án và mức án cấp sơ thẩm đã tuyên với khách hàng. Trong thư ngỏ có nội dung cho rằng khách hàng có thể đã được hưởng mức án thấp hơn rất nhiều nếu có Luật sư giỏi tham gia bào chữa đồng thời đề cập nội dung nếu khách hàng nhờ Văn phòng Luật sư B. sẽ cử các Luật sư giỏi để bào chữa cho khách hàng tại cấp phúc thẩm. Luật sư A. bày tỏ sự bức xúc khi cho rằng bức thư ngỏ đó đã có ý cho rằng mình không phải là Luật sư giỏi cũng như đưa ra đánh giá, nhận định về mức án của khách hàng tại cấp sơ thẩm khi không có hồ sơ tài liệu. Vậy trong trường hợp này Văn phòng Luật sư B. đã gửi thư cho khách hàng của Luật sư đồng nghiệp như vậy phù hợp không?

Xây dựng tình đồng nghiệp - Nâng tầm giá trị nghề Luật sư Việt Nam
Xây dựng tình đồng nghiệp - Nâng tầm giá trị nghề Luật sư Việt Nam

(LSVN) - “Quan hệ giữa Luật sư với đồng nghiệp là sự tương tác, chân thành, thấu hiểu giữa những người cùng làm nghề Luật sư. Bản chất của quan hệ giữa các Luật sư với đồng nghiệp thuộc về phạm trù đạo đức nhiều hơn. Có tình đồng nghiệp, các Luật sư luôn có sự tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Tình trạng kỳ thị, chèn ép, phân biệt đối xử giữa các Luật sư đồng nghiệp sẽ không xảy ra, qua đó khẳng định vị thế nghề Luật sư được xã hội ghi nhận, tôn vinh.

Một số tiêu chuẩn của nghề Luật sư trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW
Một số tiêu chuẩn của nghề Luật sư trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW

(LSVN) - Ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết có nhiều quy định về nghề Luật sư và hoạt động Luật sư Việt Nam. Trong đó quy định về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển chất lượng đội ngũ Luật sư Việt Nam.

Một vài suy nghĩ về nghề Luật sư tại Việt Nam hiện nay
Một vài suy nghĩ về nghề Luật sư tại Việt Nam hiện nay

(LSVN) - Mỗi người và mỗi nghề đều có một niềm tin để theo đuổi và một chân lý để hướng tới. Kim cổ xưa nay, ngoài những giá trị vật chất đời thường, con người không thể thiếu những động lực mang tính tinh thần để làm ngọn đèn soi sáng con đường đi tới mục tiêu. Những người cùng nghề, thường có cùng niềm tin và động lực phấn đấu, và ở một mặt khác, nếu những người làm nghề không có niềm tin son sắt, sẽ rất dễ sa ngã và lạc hướng.

Góp phần xây dựng giá trị chuẩn mực của nghề Luật sư Việt Nam
Góp phần xây dựng giá trị chuẩn mực của nghề Luật sư Việt Nam

(LSVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới quy định: “Hoàn thiện thể chế về Luật sư và hành nghề Luật sư, bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với Luật sư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động hành nghề Luật sư. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế”.

Nộp phí thành viên và nguyên tắc độc lập của nghề Luật sư
Nộp phí thành viên và nguyên tắc độc lập của nghề Luật sư

(LSVN) - Độc lập là một trong các nguyên tắc tối cao, nền tảng hình thành, hoạt động, phát triển của nghề nghiệp của Luật sư trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, nguyên tắc độc lập đã luôn được đề cao, khẳng định trong cả văn bản pháp quy và trong quy định nội bộ giới Luật sư Việt Nam.