(LSVN) - Trong thời đại chuyển đổi số hóa như hiện nay phương thức giao dịch trực tuyến trở thành xu hướng đem lại hiệu quả cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó đối với tội phạm với hình thức thu thập, sử dụng trái phép các thông tin khách hàng nhằm thu lợi bất chính cho cá nhân, từ đó gây thiệt hại cho nhiều chủ thể và khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước và các tổ chức có liên quan. Mặt khác, còn tiếp tay cho nhiều loại tội phạm có sử dụng công nghệ cao như đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác. Với các lý do như trên, bài viết dưới đây tác giả phân tích dựa trên quy định của pháp luật và nêu ra một số khó khăn, vướng mắc, từ đó đưa ra đề xuất kiến nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý các hành vi khai thác trái phép thông tin tài khoản ngân hàng.
(LSVN) - Điều tra doanh nghiệp năm 2023 là cuộc điều tra thực hiện điều tra toàn bộ (áp dụng đối với toàn bộ doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cơ bản về thông tin định danh, ngành nghề sản xuất kinh doanh, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh) kết hợp với điều tra chọn mẫu (áp dụng đối với các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra nhằm mục đích mở rộng nội dung điều tra, phục vụ tính các chỉ tiêu chuyên ngành, giúp nâng cao chất lượng điều tra nhất là đối với các câu hỏi phức tạp, chuyên sâu).
(LSVN) - Thực tiễn quá trình áp dụng quy định của pháp luật về thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát (VKS) trong quá trình giải quyết vụ án hành chính còn chưa thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS trong tố tụng hành chính. Tác giả phân tích quy định về các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ của VKS trong tố tụng hành chính nhằm góp phần thống nhất nhận thức và áp dụng trong thực tiễn.
(LSVN) - Điểm c khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 và Điều 252 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định Toà án có thẩm quyền “xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ” để giải quyết vụ án hình sự. Dưới đây xin được bàn về tính hợp lý và hợp hiến của quy định này.
(LSVN) - Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 lần đầu tiên bổ sung dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ có giá trị là một chứng cứ vật chất chứng minh làm rõ hành vi phạm tội trong vụ án hình sự. Dữ liệu điện tử được quy định tại Điều 99 BLTTHS theo đó “Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”. Việc sử dụng dữ liệu điện tử làm chứng cứ trong các vụ án hình sự ngày càng tăng trong đó có các vụ án trộm cắp tài sản. Trong bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu, trao đổi về những khó khăn trong việc thu thập và sử dụng chứng cứ là dữ liệu điện tử trong các vụ án trộm cắp tài sản và một vài kiến nghị giải quyết những khó khăn vướng mắc nêu trên.
(LSVN) - Đảng và Nhà nước ta trong các năm qua đã triển khai nhiều biện pháp nhằm cải cách tư pháp. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 đã đặt chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là nhiệm vụ cấp bách. Ngày 23/11/2012 Quốc hội có Nghị quyết 37/NQ-QH13 đặt ra yêu cầu: “Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án tiếp tục đẩy mạnh việctranh tụng tại phiên tòa”. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp 2013 ghi nhận nguyên tắc tranh tụng tại Điều 103: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”. Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua 2015 đã có nhiều quy định cụ thể hoá nguyên tắc tranh tụng, một trong các nội dung quan trọng của cải cách tư pháp, theo đó bổ sung nhiều quy định đảm bảo nguyên tắc tố tụng tranh tụng trong hoạt động xét xử.
(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, vấn đề thu thập chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Trong đó, người bào chữa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội có quyền được thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội và góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, vấn đề thu thập chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Trong đó, người bào chữa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội có quyền được thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội và góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
(LSVN) - Giải trình vấn đề về tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tình trạng này đang diễn ra rất phức tạp. Theo đó, Bộ Công an sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách đặc thù để bảo vệ an ninh, an toàn thông tin mạng.