Thực trạng pháp luật hiện nay về tội 'Thao túng thị trường chứng khoán'
Thực trạng pháp luật hiện nay về tội 'Thao túng thị trường chứng khoán'

(LSVN) - Thị trường chứng khoán ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi đây là kênh hữu hiệu để huy động vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời đây cũng là kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Lợi dụng điều này, đã có không ít trường hợp các công ty phát hành chứng khoán bằng thủ đoạn gian dối đã tạo ra hiện tượng cung cầu giả trên thị trường để trục lợi trái pháp luật. Theo quy định pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm, hành vi thao túng thị trường chứng khoán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Thực trạng và yêu cầu nâng cao chất lượng Luật sư
Thực trạng và yêu cầu nâng cao chất lượng Luật sư

(LSVN) - Bên cạnh những mặt tích cực, một số quy định của Luật Luật sư cũng như thực tiễn thi hành, áp dụng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập so với yêu cầu phát triển của đội ngũ Luật sư, có ảnh hưởng đến chất lượng Luật sư, cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung và có giải pháp hoàn thiện.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách tại Việt Nam hiện nay
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách tại Việt Nam hiện nay

(LSVN) - Thước đo sự thành công của hoạt động quản lý nhà nước thể hiện thông qua mức độ hài lòng của người dân cũng như khả năng thích ứng linh hoạt của nền hành chính với sự biến đổi của xã hội. Để đạt được hai tiêu chí nêu trên, Nhà nước phải có các biện pháp để có thể khắc phục kịp thời những khiếm khuyết của bộ máy cũng như nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề trục trặc trong xã hội. Chính sách công là một trong số những công cụ hữu hiệu mà nhà nước có thể sử dụng để giải quyết “bài toán” nêu trên. Tuy nhiên, ở nước ta, việc hoạch định chính sách, khâu khởi đầu của chu trình chính sách, vẫn chưa hoàn toàn được thực hiện một cách có hiệu quả. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách công tại Việt Nam hiện nay.

Quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự: Thực trạng và giải pháp ​
Quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự: Thực trạng và giải pháp ​

(LSVN) - Hiện nay, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập quốc tế thì vai trò và ý nghĩa của công tác thi hành án ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn, có vị trí xứng đáng trong hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp Việt Nam.

Pháp luật về đất tôn giáo: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Pháp luật về đất tôn giáo: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

(LSVN) - Bài viết đề cập các quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành về đất tôn giáo và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thi hành. Trong mức độ nhất định, các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về đất tôn giáo có được đưa ra phân tích, đánh giá và nêu một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về đất tôn giáo trong dự thảo Luật này.

Vay tiền qua App trực tuyến: Thực trạng và đề xuất giảm thiểu rủi ro
Vay tiền qua App trực tuyến: Thực trạng và đề xuất giảm thiểu rủi ro

(LSVN) -  Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 còn tiếp diễn, người dân gặp khó khăn về tài chính, nên nhu cầu về vay tín dụng của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, vì nhu cầu gấp gáp, nhanh chóng và thuận lợi mà nhiều người dân đã rơi vào các bẫy tín dụng đen khi vay tiền qua hàng loạt các App trên điện thoại dẫn đến không có khả năng thanh toán, phát sinh các khoản tiền phạt và các trách nhiệm pháp lý liên quan. Bài viết nhằm trang bị kiến thức cho người dân và một số biện pháp phòng tránh rủi ro khi vướng vào vòng xoáy tín dụng đen.

Thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua và những vấn đề đặt ra
Thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua và những vấn đề đặt ra

(LSVN) - Việc xây dựng Chiến lược mới về cải cách tư pháp cần phải dựa vào những nền tảng lý luận và nền tảng thực tiễn, trong đó có thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua. Bài viết này tìm hiểu một cách khái quát thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua, góp phần cung cấp những cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng Chiến lược mới về cải cách tư pháp ở nước ta. Cụ thể là làm sáng tỏ những kết quả, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua; từ đó nêu những vấn đề đặt ra đối với tiếp tục cải cách tư pháp ở nước ta thời gian tới.

Thực trạng tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Thực trạng tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

(LSVN) - Ly hôn là điều không ai mong muốn bởi nhiều hệ lụy mà nó mang lại. Một trong số đó là việc tranh chấp giành quyền nuôi con và thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Đây cũng là một loại tranh chấp về hôn nhân gia đình phổ biến. Bài viết nêu lên thực trạng của loại tranh chấp này, các quy định hiện hành của pháp luật về giải quyết tranh chấp và những vướng mắc trên thực tế; qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

Chuyển nhượng dự án chưa hoàn thành: Thực trạng và giải pháp
Chuyển nhượng dự án chưa hoàn thành: Thực trạng và giải pháp

(LSVN) - Hiện nay, dự án chưa hoàn thành xây dựng hoặc đã đưa một phần dự án vào hoạt động, nay nhà đầu tư muốn chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác là một thực tế diễn ra với xu hướng ngày càng tăng. Có thể hiểu, chuyển nhượng dự án là việc chủ đầu tư nhượng lại quyền đầu tư (bao gồm giá trị đã đầu tư) dự án cho một chủ đầu tư khác. Việc chuyển nhượng này đã làm dịch chuyển luôn các quyền và nghĩa vụ cho chủ đầu tư mới (bên nhận chuyển nhượng), đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ về kinh tế. Bên nhận chuyển nhượng dự án sẽ trở thành chủ sở hữu dự án và phải thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn thành của chủ đầu tư cũ. Tuy nhiên, thực tế triển khai tại nhiều dự án, việc chuyển nhượng dự án gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong nhiều dự án, chủ đầu tư có thể tách nhiều phần và chuyển nhượng cho nhiều chủ đầu tư khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến quy hoạch chung của dự án. Thêm vào đó, ngay cả khi chưa đáp ứng về điều kiện mở bán, nhiều chủ đầu tư vẫn tìm cách huy động vốn thông qua hợp đồng nhận nợ, hợp đồng giữ chỗ, hợp đồng đặt mua,… Như vậy, hiện nay chuyển nhượng dự án chưa hoàn thành diễn còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch và quyền lợi của các bên trong hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư.

Giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Khánh Hòa: Thực trạng và các giải pháp
Giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Khánh Hòa: Thực trạng và các giải pháp

(LSVN) - Trong thời gian gần đây, số lượng vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ngày càng gia tăng, cùng với đó là tính chất của các vụ án cũng phức tạp hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Các cơ quan tư pháp nổi bật là Tòa án đã góp phần tích cực bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tăng cường hiệu quả bảo vệ xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, so với các lĩnh vực như hình sự, dân sự thì trong lĩnh vực hành chính, số lượng vụ việc đã được giải quyết tại Tòa án còn hạn chế và chưa đáp ứng được các yêu cầu hiện tại của xã hội. Từ đó đặt ra cho các cấp chính quyền và các cơ quan liên quan một thách thức là cần phải có các giải pháp nâng cao hiệu quả hơn trong giải quyết các vụ án hành chính nói chung và các vụ án liên quan đến đất đai nói riêng.

Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức có mục đích lợi nhuận
Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức có mục đích lợi nhuận

(LSVN) - Gần 20 năm nhìn lại kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ đầu tiên của nước ta được thông qua (năm 2005), các quan hệ kinh tế, thương mại có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ ngày một phát sinh đa dạng và phức tạp hơn so với những gì mà chúng ta có thể mường tượng ra cách đây 20 năm. Cũng chính vì vậy, việc đảm bảo một cơ chế rõ ràng, minh bạch trong giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Các loại tranh chấp thương mại: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Các loại tranh chấp thương mại: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

(LSVN) -  Bất kỳ quan hệ xã hội nào đều có thể xảy ra những mâu thuẫn hay xung đột giữa các bên. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, các quan hệ thương mại có xu hướng đa dạng và phức tạp hơn khiến cho số lượng những tranh chấp thương mại cũng gia tăng. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào chỉ rõ có tất cả bao nhiêu loại tranh chấp thương mại. Mỗi loại tranh chấp thương mại đều có những đặc điểm, tính chất riêng, có sự liên quan về tư cách pháp lý của chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ cũng như quá trình thực hiện hoạt động thương mại,… Phân loại tranh chấp thương mại là cơ sở để đơn giản hóa và phân biệt những nhóm, những đối tượng có đặc điểm tương tự nhau, cần thiết phải có điều luật chính thức phân loại tranh chấp thương mại.

Ngân hàng phát triển Việt Nam thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển
Ngân hàng phát triển Việt Nam thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển

(LSVN) - Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để giải quyết những tồn tại và phát huy sứ mệnh, định hướng là ngân hàng chính sách của Chính phủ, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, góp phần quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển Kinh tế - Xã Hội (KT-XH), bảo đảm quốc kế dân sinh cho đất nước trong thời gian tới?.

Pháp luật đất đai về đấu giá bất động sản: Thực trạng và các giải pháp tổng thể
Pháp luật đất đai về đấu giá bất động sản: Thực trạng và các giải pháp tổng thể

(LSVN) - Đấu giá bất động sản ở nước ta là một chế định tồn tại lâu dài, thống nhất và xuyên suốt qua các thời kỳ, từ Luật Đất đai 2003 đến Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, các quy định trên chưa cụ thể hóa nhiều trường hợp về đặt cọc, yếu tố tài chính của chủ đầu tư, về việc cấm và hạn chế tham gia đấu giá, bỏ cọc… Điều này đã dẫn đến một lỗ hổng trong quy định về đấu giá, dẫn đến việc thực thi chế định về đấu giá bất động sản trên thực tế gặp phải các vướng mắc, gây rủi ro cho lợi ích của nhà nước cũng như các chủ thể liên quan. Bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp và phân tích, bài viết hướng đến việc tìm hiểu khung pháp lý hiện tại về đấu giá bất động sản và đánh giá thực trạng việc áp dụng các quy định này trên thực tế, từ đó đưa ra thảo luận về các giải pháp tổng thể để hoàn thiện quy định về đấu giá bất động sản.

Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay
Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay

(LSVN) - Cùng với sự gia tăng các hoạt động đầu tư, kinh doanh và giao thương quốc tế, doanh nghiệp sẽ luôn phải đặt mình trong tâm thế có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng đối mặt, giải quyết các rủi ro pháp lý dẫn đến phát sinh tranh chấp không mong muốn. Để giải quyết phát sinh này, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng tìm kiếm các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế bên cạnh phương thức truyền thống là Tòa án. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các vụ giải quyết tranh chấp thương mại tại Đồng Nai vẫn được giải quyết qua Tòa án, vì sao lại như vậy? Hiện có những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế nào? Những ưu điểm của các phương thức thay thế là gì? Đặc biệt là tính pháp lý của văn bản hòa giải thành ra sao? Luật sư Lê Quang Y, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai sẽ làm rõ vấn đề này.

Đón đọc Tạp chí Luật sư Việt Nam số 9/2022
Đón đọc Tạp chí Luật sư Việt Nam số 9/2022

(LSVN) - Với chủ đề "Thực trạng xây dựng nền tư pháp Việt Nam và những vấn đề đặt ra", Tạp chí Luật sư Việt Nam số 9/2022 có các bài: Giải quyết xung đột lợi ích trong hành nghề Luật sư; Pháp nhân và sự lạm dụng tư cách pháp nhân trong hoạt động thương mại; Pháp nhân và sự lạm dụng tư cách pháp nhân trong hoạt động thương mại; Một số vấn đề về phí trọng tài thương mại.

Thực trạng xây dựng nền tư pháp Việt Nam và những vấn đề đặt ra
Thực trạng xây dựng nền tư pháp Việt Nam và những vấn đề đặt ra

(LSVN) - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền tư pháp Việt Nam phát triển không ngừng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Uy tín, vị thế của cơ quan tư pháp và các chức danh tư pháp ngày càng được nâng cao; nền tư pháp được xây dựng ngày càng công khai, minh bạch, chịu sự giám sát của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp có mặt còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của đất nước. Chính vì vậy, cần đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân và vấn đề đặt ra để từ đó có giải pháp tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam theo đúng mục tiêu Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Quốc hội đề nghị làm rõ thực trạng nguồn cung xăng dầu
Quốc hội đề nghị làm rõ thực trạng nguồn cung xăng dầu

(LSVN) - Sáng 20/10, thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022, dự kiến kế hoạch năm 2023, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị làm rõ thực trạng cung cấp xăng dầu và có giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp.

Bàn về công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã - Thực trạng và kiến nghị
Bàn về công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã - Thực trạng và kiến nghị

(LSVN) - Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Các tranh chấp đất đai rất đa dạng nên được đánh giá là một trong các loại tranh chấp phức tạp nhất. Chính vì vậy, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Trong các loại tranh chấp về đất đai thì tranh chấp về quyền sử dụng đất (tức tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) là tương đối phổ biến. Tại khoản 2, Điều 3, Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có hướng dẫn: Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202, Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Như vậy, hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) là quy định bắt buộc. Đây là tiền đề đồng thời cũng là điều kiện để Tòa án xem xét khi tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện. Thông qua công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã và Tòa án hiện nay, cho thấy để hạn chế việc người dân khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất ra Tòa án là làm tốt công tác hòa giải ở UBND cấp xã. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công tác hòa giải tại UBND cấp xã vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, vừa đạt hiệu quả; các quy định của pháp luật liên quan đến công tác hòa giải tại UBND cấp xã hiện này có vấn đề gì cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung không. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung trình bày và phân tích các vấn đề đặt ra.

Đại biểu Quốc hội chỉ ra thực trạng các 'chiêu trò' phổ biến để lách luật trong hoạt động đấu thầu
Đại biểu Quốc hội chỉ ra thực trạng các 'chiêu trò' phổ biến để lách luật trong hoạt động đấu thầu

(LSVN) - Tham gia thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống tham nhũng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) cho biết, qua theo dõi các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động đấu thầu, có 05 "chiêu trò" phổ biến để lách luật trong hoạt động đấu thầu.