(LSVN) - Sáng 20/10, thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022, dự kiến kế hoạch năm 2023, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị làm rõ thực trạng cung cấp xăng dầu và có giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp.
(LSVN) - Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Các tranh chấp đất đai rất đa dạng nên được đánh giá là một trong các loại tranh chấp phức tạp nhất. Chính vì vậy, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Trong các loại tranh chấp về đất đai thì tranh chấp về quyền sử dụng đất (tức tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) là tương đối phổ biến. Tại khoản 2, Điều 3, Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có hướng dẫn: Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202, Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Như vậy, hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) là quy định bắt buộc. Đây là tiền đề đồng thời cũng là điều kiện để Tòa án xem xét khi tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện. Thông qua công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã và Tòa án hiện nay, cho thấy để hạn chế việc người dân khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất ra Tòa án là làm tốt công tác hòa giải ở UBND cấp xã. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công tác hòa giải tại UBND cấp xã vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, vừa đạt hiệu quả; các quy định của pháp luật liên quan đến công tác hòa giải tại UBND cấp xã hiện này có vấn đề gì cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung không. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung trình bày và phân tích các vấn đề đặt ra.
(LSVN) - Tham gia thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống tham nhũng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) cho biết, qua theo dõi các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động đấu thầu, có 05 "chiêu trò" phổ biến để lách luật trong hoạt động đấu thầu.