(LSVN) - Từ thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án hiện nay cho thấy vấn đề giải quyết hậu quả pháp lý của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định. Đó là sự không phù hợp quy định hiện hành với thực tiễn, dẫn đến những bất cập trong áp dụng pháp luật của Toà án, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc hiện nay.
(LSVN) - Theo quy định của Bộ Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, tại Điều 218 BLTTDS 2015 có quy định như sau: nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự, nguyên đơn được hoàn trả lại tiền tạm ứng án phí đã nộp (nếu nguyên đơn có nộp tiền tạm ứng án phí và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
(LSVN) - Tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Đặc biệt, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
(LSVN) - Việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án, giúp các đương sự bảo vệ được các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Trên thực tế không ít vụ án tranh chấp kéo dài nhưng rồi lại bị đình chỉ chỉ vì lý do hết thời hiệu khởi kiện, do đó, việc nắm rõ quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện là rất cần thiết khi tiến hành khởi kiện.
(LSVN) - Việc pháp luật quy định một số đối tượng được miễn nộp tạm án phí, án phí khi tham gia tố tụng trong vụ án dân sự tại Tòa án là chính sách nhân đạo trong đó có đối tượng là người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau trong việc áp dụng.
(LSVN) - Quy định về xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đã xuất hiện từ sớm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Để xác định được thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, việc xác định nơi cư trú, làm việc hoặc có trụ sở của bị đơn có ý nghĩa rất quan trọng. Qua thực tế, vấn đề xác định nơi bị đơn cư trú đối với người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù vẫn chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tồn tại một số bất cập. Trong bài viết này, tác giả bình luận một vụ án dân sự có bị đơn là người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị để giải quyết các tồn tại liên quan đến vấn đề này trong thời gian đến.
(LSVN) - Qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng thấy việc giải quyết vụ án dân sự về “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng, chứng thực vô hiệu và yêu cầu hủy quyết định cá biệt” giữa nguyên đơn, ông Lê E. với bị đơn, ông Lê T. đã được Tòa án nhân dân tỉnh QN xét xử theo Bản án dân sự sơ thẩm số 51/2021/DS-ST ngày 24/9/2021 có vi phạm, cần thông báo rút kinh nghiệm.
(LSVN) - Qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSND Tối cao nhận thấy vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản, yêu cầu huỷ văn bản, hợp đồng công chứng và yêu cầu huỷ quyết định cá biệt” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Ánh T. với bị đơn là ông Nguyễn Tấn Th. của Tòa án nhân dân Cấp cao tại ĐN tại Bản án dân sự phúc thẩm số 181/2020/DS-PT ngày 11/9/2020 có vi phạm, cần thông báo rút kinh nghiệm.
(LSVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian nào không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
(LSVN) - Mỗi vụ kiện dân sự được giải quyết là một gia đình, một hộ gia đình được hóa giải những tranh chấp, đem đến sự bình yên cho mỗi làng quê. Khi nhận thức vai trò của pháp luật, nhà nước pháp quyền, người dân sẽ chủ động giải quyết mâu thuẫn thông qua con đường tố tụng tòa án và chấp hành nghiêm túc các phán quyết của Tòa án. Luật sư tham gia tố tụng dân sự đóng góp vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền thông qua việc thực hiện, áp dụng pháp luật cho mỗi tranh chấp dân sự trong đời sống.
(LSVN) - Thông qua công tác kiểm sát theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” giữa nguyên đơn cụ Ngô Quang Đ. với bị đơn Văn phòng công chứng LV do TAND thành phố P giải quyết tại Bản án phúc thẩm số 20/2020/DS-PT ngày 16/01/2020, VKSND Cấp cao tại thành phố D thấy Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm có vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ dẫn đến tuyên bố bản Di chúc số công chứng 360.2014/DC ngày 01/4/2014 do cụ N. lập tại Văn phòng công chứng LV vô hiệu không có căn cứ. VKSND Cấp cao tại thành phố D thấy cần thông báo để rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát trong lĩnh vực dân sự.
(LSVN) - Khi thụ lý, giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải xác định đúng, chính xác đương sự, nhất là bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Trong trường hợp xác định không đúng, đầy đủ bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án mà ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, phán quyết của Tòa án có thể bị Tòa án cấp trên hủy theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
(LSVN) - Qua nghiên cứu nội dung bài viết “Bàn về xác định lại thành phần đương sự và đưa bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ra khỏi vụ án dân sự” đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam ngày 26/10/2022, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật, tác giả đưa ra một số ý kiến trao đổi.