Tòa án bác yêu cầu của người lao động trong vụ án triệu đô
Tòa án bác yêu cầu của người lao động trong vụ án triệu đô

(LSVN) - Ngày 26/4/2021, Tòa án nhân dân (TAND) quận Đống Đa, TP. Hà Nội đã ban hành bản án sơ thẩm số 03/2021/LĐ-ST (BAST) để giải quyết một vụ án lao động giữa nguyên đơn là ông Sanjeev Nanavati, quốc tịch Mỹ và bị đơn là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Theo đó, TAND quận Đống Đa đã bác đơn khởi kiện của ông Sanjeev yêu cầu VPBank bồi thường số tiền tổng cộng là 53.507.846.000 VNĐ (tương đương 2.300.000 USD).

Áp dụng hình phạt như thế nào với đối tượng trốn truy nã chém bạn gái tại Ninh Bình
Áp dụng hình phạt như thế nào với đối tượng trốn truy nã chém bạn gái tại Ninh Bình

(LSVN) – Theo Luật sư Phan Văn Thanh, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả xảy ra của hành vi mà Nguyễn Văn Đồng gây ra ở cả 2 vụ án giết người mà cơ quan chức năng sẽ quyết định mức hình phạt với đối tượng này. Tuy nhiên, mức hình phạt sẽ được áp dụng theo theo điểm a, c, d khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự
Bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự

(LSVN) - Phòng chống oan sai trong hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết trong công tác cải cách tư pháp. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ quyền con người trên mọi phương diện. Bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) ghi nhận. Các quy định của pháp luật ghi nhận quyền im lặng là điều kiện cần nhưng việc các cơ quan tư pháp bảo đảm quyền này thực hiện trong thực tiễn mới là điều kiện đủ. Bài viết này đi sâu phân tích nội dung của quyền im lặng trong tố tụng hình sự và một số đề xuất nhằm bảo đảm thực hiện và phát huy hiệu quả quyền im lặng trong quá trình tố tụng nới chung và hoạt động xét xử tại các phiên tòa hình sự nói riêng.

Thu hồi trên 4.094 tỉ đồng từ các vụ án kinh tế
Thu hồi trên 4.094 tỉ đồng từ các vụ án kinh tế

(LSVN) - Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV diễn ra vào chiều ngày 23/10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác này.

Vì sao không đủ căn cứ khởi tố 'thầy lang' trong vụ chữa hiếm muộn bằng cách 'quan hệ' với bệnh nhân
Vì sao không đủ căn cứ khởi tố 'thầy lang' trong vụ chữa hiếm muộn bằng cách 'quan hệ' với bệnh nhân

(LSVN) - Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự. Theo đó, khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. 

Một số vấn đề pháp lý về đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
Một số vấn đề pháp lý về đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

(LSVN) - Khi vụ án hình sự đang ở trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào mà các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy rằng có các căn cứ đình chỉ vụ án thì thì chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án ngay tại thời điểm đó. Đây được xem là quy định có lợi đối với bị can, bị cáo. Các căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) được Bộ luật Tố tụng hình (BLTTHS) sự áp dụng để làm căn cứ đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng các quy định này lại phát sinh những bất cập vô hình chung lại gây bất lợi cho bị can, bị cáo đối với một số tội phạm cụ thể.

Những vướng mắc khi tiến hành đối chất và thực nghiệm điều tra vụ án hình sự
Những vướng mắc khi tiến hành đối chất và thực nghiệm điều tra vụ án hình sự

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định cụ thể, chi tiết hơn so với BLTTHS năm 2003 về đối chất (Điều 189) và thực nghiệm điều tra (Điều 204) trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. BLTTHS năm 2003, không quy định bắt buộc Kiểm sát viên phải kiểm sát trực tiếp việc đối chất, thực nghiệm điều tra, trong quá trình điều tra giải quyết vụ án, kiểm sát viên chủ yếu kiểm sát việc đối chất, thực nghiệm điều ra thông qua biên bản đối chất, biên bản thực nghiệm điều tra do điều tra viên thực hiện. Để nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trong kiểm sát hoạt động điều tra, BLTTHS năm 2015 đã quy định bổ sung Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất, thực nghiệm điều tra và trường hợp cần thiết Kiểm sát viên tiến hành đối chất, thực nghiệm điều tra vụ án hình sự.

Quảng Bình: Diễn biến mới vụ án có dấu hiệu oan sai xuất phát từ Bản kết luận giám định tư pháp
Quảng Bình: Diễn biến mới vụ án có dấu hiệu oan sai xuất phát từ Bản kết luận giám định tư pháp

(LSVN) - Tạp chí Luật sư Việt Nam đã có loạt bài viết phân tích, chỉ rõ nhiều dấu hiệu oan sai xuất phát từ bản Kết luận giám định tư pháp ẩu của một chuyên viên Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Bình khi giám định hai gói thầu DH-3.1 và DH/NC1 rà phá bom mìn, vật nổ dù không có chuyên môn, không có nghiệp vụ gì về lĩnh vực rà phá bom mìn, vật nổ này và những sai sót của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Quảng Bình trong điều tra, truy tố các bị can.

Truy tố người cướp tiền Bitcoin: Có nhiều tranh cãi về việc tiền ảo có phải là tài sản hay không?
Truy tố người cướp tiền Bitcoin: Có nhiều tranh cãi về việc tiền ảo có phải là tài sản hay không?

(LSVN) - Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo trong đó có Bitcoin là một phương tiện thanh toán nên việc truy tố người cướp tiền Bitcoin còn nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó, vì hành lang pháp lý về tiền ảo còn nhiều lỗ hổng, dễ dàng phát sinh các hành vi trái pháp luật. Nếu truy tố về tội “Cướp tài sản” thì vô hình chung đã thừa nhận tiền ảo là tài sản và tạo thành tiền lệ bởi hiện tại Bitcoin chưa được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Vụ án tại Công ty Nhật Cường: Lương 10 triệu/tháng nhưng bị buộc bồi thường hàng tỉ đồng
Vụ án tại Công ty Nhật Cường: Lương 10 triệu/tháng nhưng bị buộc bồi thường hàng tỉ đồng

(LSVN) - Ngày 29/11, trong phần xét hỏi tại phiên phúc thẩm vụ án "Buôn lậu" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Nhật Cường, nhiều bị cáo là từng là nhân viên của Công ty cho rằng mình chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của Công ty, không được hưởng lợi, trong khi lại phải chịu trách nhiệm liên đới số tiền hàng tỉ đồng.

Những băn khoăn về xử lý thiệt hại trong vụ án tại cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Những băn khoăn về xử lý thiệt hại trong vụ án tại cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

(LSVN) - Luật sư Đào Hữu Đăng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Mạnh Cường, nguyên Phó Giám đốc Ban điều hành Liên danh gói thầu số 1, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) cho rằng, trong vụ án này, chủ đầu tư không mất toàn bộ lợi ích từ công trình, ngược lại đã thu phí được 1.400 tỉ đồng. Do đó, chủ đầu tư không thể buộc nhà thầu bồi thường số tiền 811 tỉ đồng. Toàn bộ các chi phí, sửa chữa các bộ phận hư hỏng của công trình theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật và hồ sơ thiết kết… đều thuộc giai đoạn bảo hành của dự án.

Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

(LSVN) - Trong tố tụng hình sự, vấn đề thu thập chứng cứ có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Trong đó, người bào chữa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội có quyền được thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn gặp nhiều vấn đề khó khăn và bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa tại giai đoạn điều tra là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội và góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Một số vấn đề về phục hồi vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Một số vấn đề về phục hồi vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

(LSVN) - Phục hồi vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là trường hợp Tòa án quyết định tiếp tục việc giải quyết vụ án mà trước đó đã bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm. Đây là quy định mới mới được bổ sung tại Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Trong phạm vi bài viết, tác giả bàn về thẩm quyền ra quyết định phục hồi vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và những vướng mắc khi áp dụng quy định này trong thực tế.