/ Kết nối
/ Anh đi tìm em

Anh đi tìm em

05/02/2022 13:44 |3 năm trước

(LSVN) - Tại phum Xa Đao, tỉnh Kong Phông Chàm vào một đêm cuối tháng 12 năm 1972. Trên chiếc xe bò có 2 bọc tăng ni lông dày quấn bằng những sợi dây một cách vội vã, con bò gầy gò kéo trên chiếc xe có 2 bánh to đoạn đường đất đỏ gồ ghề với người điều khiển là 1 thanh niên chừng hơn 30 tuổi có khuôn mặt khắc khổ đầu quấn chiếc khăn rằn đi theo sau là 2 người vội vã bước theo. Xe bò đi đến cuối phum đầu mối rẽ vào các ngả rừng thì dừng lại và 2 bọc ni lông đó được 3 người khiêng đặt vào hố đã đào sẵn sâu chừng 50 phân và sau đó được đắp cao trông như một đụm đất. Công việc xong mỗi người lặng lẽ rời khỏi nơi đây. Đây là hình ảnh chôn cất liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam tại thôn Xa Đao trên đất bạn Campuchia.

Ảnh minh họa.

Cuối 1973, tình hình chiến sự đã bớt căng thẳng đơn vị rút về Việt Nam. Chúng tôi rẽ thăm 2 phần mộ trên và nghĩ rằng sẽ sớm nhất khi miền Nam được giải phóng đưa các anh về đất mẹ nhưng không ngờ hơn 40 năm sau các anh mới được người thân trong gia đình và K70 đón về quê hương.

Ở phần chuyện này tôi chỉ kể việc vượt qua khó khăn mọi mặt trong đời sống xã hội sau chiến tranh của một người anh đi tìm phần mộ của người em trai mình trên đất bạn Campuchia.

Đến bến đò huyện Đầm Hà tôi hỏi dò đường đi đến đảo Cái Chiên thì người dân ở đây cho biết 1 tuần chỉ có 2 chuyến ra đảo vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần mà phải đăng ký trước, thế là ý định ra đảo của tôi về gia đình anh Phạm Xuân Thọ không thành. Tôi viết vội ít dòng ngắn ngủi cho gia đình, báo tin ngày anh hy sinh và địa chỉ của tôi. Cũng may rủi thôi nhưng cái may mắn đã đến.

Nhưng phải 6 tháng các tin tức mới liên lạc được. Người biết tin ấy đầu tiên lại là anh Khẩn em bà con làm việc ở Viện Kiểm sát huyện Đầm Hà nay là huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh.

Lúc đưa tin của tôi thông báo anh Công người anh trai cả của anh Phạm Xuân Thọ đã liên lạc hỏi han và hẹn nhờ tôi dẫn đi tìm em trai. Anh Công cho biết cha mẹ mất sớm từ năm 1970, gia đình không làm nghề cá nữa chuyển vào đất liền, vợ Thọ đã đi lấy chồng, trước khi mất cha chỉ dặn nếu em có sao thì cố gắng lo liệu. Do bị bệnh hiểm nghèo vợ anh Công ra đi khi mới ngoài 40 tuổi phải lo nuôi sống 5 đứa con trong đó 2 đứa con của liệt sỹ Thọ còn nhỏ. Sau đó thương cảnh gia đình gà trống nuôi con cô Hợp một giáo viên tiểu học đã kết nối chung sức cùng anh muôi 5 đứa con và một con chung của 2 người.

Cũng như mọi người tôi luôn nghĩ sớm muộn gì phần việc đón anh Thọ chỉ 1 sớm 1 chiều. Nhưng thời gian như không đợi ai. Qua 1 số người bạn được đưa ra Bắc chữa bệnh trước 1975 nghe tin người em đã mất ở mặt trận phía Nam thông tin về liệt sỹ chỉ được biết ngắn gọn.

Như không thể nào chịu được tuổi ngày càng cao, bệnh gút hoành hành, gia cảnh khó khăn chồng chất, lương công nhân mỏ không được bao nhiêu, sau hơn 40 năm với nỗi khắc khoải chờ em trai về không được. Anh đã bàn với vợ bán con lợn chừng 40kg với ít vốn tiết kiệm anh đã đi xe lửa vào thành phố Hồ Chí Minh liên lạc với đơn vị cũ ông Trương Thành Hỷ nay đã gần 90 tuổi người thủ trưởng trực tiếp của đơn vị với mong muốn giúp đỡ đón em về. Đơn vị đã cử anh Ra người có mặt cùng thời năm 1964 với anh Thọ tìm đường sang Campuchia, tỉnh Kong Phông Chàm. Nơi có phần mộ của anh Thọ cảnh vật không thay đổi nhiều nhưng cư dân sinh sống ở đây hơn 40 năm thì quá thay đổi, lớp bị lính Phôn Phốt giết, lớp di dân tự do, lớp trước thân với bộ đội Việt Nam phiêu dạt khắp nơi, trinh sát không nắm, tìm không được anh Ra đã bỏ mất rất nhiều công sức cùng K72 tỉnh đội Tây Ninh đơn vị quy tập liệt sỹ tìm không thấy, bộ đội tìm nửa tháng thì rút về.

Là chàng trai vùng biến anh Thọ to khỏe vạm vỡ anh đã lọt vào mắt xanh của cô gái cùng trên đảo và sinh được 2 người con trai là Hùng và Khâu. Khi anh đi B năm 1964 hai con ở với bác Công lúc mẹ đi lấy chồng. Khi giải phóng hi vọng tìm mong ngóng cha mình cháu đã lên tàu hỏa đi tìm mộ cha không có tiền cháu phải đi chui, vì trốn bác đi tìm cha khi đói khát cháu chui vào toa tàu chở dưa hấu lấy trộm để ăn cho đỡ đói, vật vã mãi cháu cũng về đến Sài Gòn. Không nghề nghiệp, học chưa hết cấp 2 Hùng đi vác thuê gạo ở cảng Sài Gòn, lúc này tuổi thanh niên 17, 18 lại siêng năng chịu khó, có cô gái cùng xóm trọ đang đi học thầm yêu, kẻ không nhà, không người thân Hùng đã được cô gái đồng ý làm vợ, phải mất 2 năm sau cô Tân là vợ Hùng mới tới tuổi kết hôn. Còn Khâu em Hùng đã được xuất ưu tiên con liệt sỹ, được xuất khẩu lao động đi Liên Xô hết hạn về nước cũng chỉ được 1 số bàn là tủ lạnh và mấy bộ quần áo ấm xứ lạnh. Khi về nước thì giống mây bạn Nga thích uông rượu và bị vợ bỏ khi ở tuổi ngoài 50.

Để có chi phí khi đi tìm em lần 2 anh Công đã chắt chiu vất vả cùng với vợ dậy sớm lo nước uống, nhà cửa, cho trường tiểu học 1 tháng thường được khoảng 3 triệu, con dâu vợ Khâu chăm ngoan góp tiên cho cha một ít, con gái và con trai anh Công biết được mong muốn của cha khi tuổi xế chiều đã khắc khoải tìm em đã lo từ những món quà nhỏ như gói trà, cân mực khô, và cả những lá bùa, những nén nhang, những bức chân dung của người đã khuất tất cả gom góp làm lộ trình đi tìm em.

Vào mùa khô năm 2017 vào đầu tháng 5 tôi đang phải lo một số công việc ở cơ quan thì được điện thoại của anh Công báo tin chú lên gấp Bình Phước để đi tìm mộ liệt sỹ Thọ với K72. Sau 3 ngày tôi có mặt ở đây. Tại trạm đón tiếp thân nhân gia đình của K72 đó là một dãy nhà được xây dựng dưới tán rừng cao su cấp 4 muỗi nhiều như vợ được, anh em ở trạm đã cho mượn mùng, võng nhưng không lại được với muỗi, do ở vị trí ở xa thị xã nên điện mỗi đêm ngưng đến 4,5 lần, người đẫm mô hôi. Được 2 ngày thì được chỉ huy K72 nói vùng Kong Phông Chàm hiện có K70 đi tìm và xác định phần mộ chí, chúng tôi gồm 3 người, Hùng, anh Công và tôi đi tỉnh đội Tây Ninh. Khi vào tỉnh đội Tây Ninh thì được nơi đây thông báo mai đội có 1 xe ô tô đi sau lên bố trí cho 3 người đi theo vì đơn vị đã đi trước đó.

Để đảm bảo toàn lực lượng đơn vị đóng ở khu rừng cách phum Xa Đao huyện, tỉnh Căm Phông Thơm nhưng bọn do thám đã phát hiện ra nơi đây là nơi đặt trạm gặp gỡ của các đơn vị bộ đội, phum Xa Đao ước chừng có đến 50 nóc nhà, đồng bào tất cả đều là người Campuchia và người Chăm sống bằng nghề trồng chuối, cam và đậu nành. 9 giờ sáng ngày 20 tháng 12 năm 1972 người ta thấy từ xa có 1 tốp máy bay gồm 6 chiếc trực thăng của quân đội Sài Gòn xuất hiện. Máy bay bay rất thấp chúng thả quà cho dân là chiếc radio nhỏ, ngoài bánh kẹo truyền đơn và loa phát thanh bằng tiếng Việt và Campuchia nhưng chỉ ít phút sau dân dời nhà ra xem và nhận quà nó bắn rốc két vào đám người dân vô tội ngơ ngác. Máy bay thấp người ta thấy cả người trên máy bay tô công tác 4 người trú tại thôn trong nhà dân dùng AK bắn để bảo vệ máy móc phương tien. Địch phát hiện có hỏa lực ở mặt đất nên đã bắn rốc két vào nơi 4 chiến sỹ Thiện, Giản, Chuyền, Thọ, do ở gần miệng hầm anh Thọ và Chuyển đã hy sinh tại chỗ. Sau chừng gần 1 giờ đồng hồ xóm làng tan nát tiếng gào khóc thảm thiết, Sau khi im tiếng súng bọn thám báo ngụy Sài Gòn đến thu thập tin tức, sợ địch phát hiện đơn vị ở gần đến tối đó mới cử người ra phum nắm tình hình kịp thời bổ sung quân số. Sáng sớm hôm sau phân đội lại lên đường phục vụ bộ đội chiến dịch Chen La 2.

Xe chạy liên tục bắt kịp đội hình K70 đến khoảng 5 giờ chiều đội hình đơn vị tập kết tại 1 ngôi chùa cách phum Xa Đao chừng 2 km. Thời gian vật đổi sao dời nhưng trên sa bàn của đơn vị thì 2 phần mộ này gần suối ngã 5 rẽ vào phum kế bên và khu đất rừng có các đơn vị bộ đội ta và Campuchia, thời còn hòa hảo với Việt Nam. Tìm không thấy dầu vết gì, ba ngày sau trinh sát cộng với dân vận thì có tin quan trọng của người dân cho biết ở Kong Phông Thơ Mo có một bác lớn tuổi cụt chân, một người báo tin là có 2 phần mộ bộ đội được dân chôn ở xung quanh phum gần đổi cao su giáp với rừng già, một người cho biết có biết phum máy bay bắn phá.

Campuchia theo chế độ quân chủ quân đội Hoàng Gia ông trưởng phum có xe con đi vào khu đóng quân của bộ đội Việt Nam và triệu tập dân đến nhờ ai biết dẫn đi. Sau khi xem xét rồi vận động dân nói về những ngày phum bị bắn phá thì có tin ở bìa phum cách đây chừng 2 năm có một cặp vợ chống trẻ khi làm rẫy đã cày phát hiện ra 1 rồi 2 bọc tăng đã khô cứng vướng vào lưỡi cày họ đã gom lại cả gốc cây khô cùng 2 bó tăng đốt cùng, phần cốt còn lại họ đào 1 hố dài đổ đất xuống đó. Khi gặp họ đã chỉ chỗ chôn nhưng phần hào nghi là có cốt thì phần lớn căn nhà đã được xây dựng lên nếu dỡ nhà đi đào phần nền phải trả dân 1000 USD. Đơn vị chấp nhận nên chủ nhà cho đào nhưng may thay khi đào xuống móng thì chỉ sâu độ 1m5, dài 10 mét thì gặp những phần tăng còn sót lại trong đó phần cốt của 2 người nhưng chỉ còn 3 đoạn xương chi dài độ 10 phân nhưng tất cả đóng cứng lại như bùn đen, có một hộp sọ rễ cây bám vào thành ổ rễ như tổ chim. Sau khi phân loại ước chừng còn 2 vốc tay phần cốt, đơn vị đã chia đôi và gói vào vải trắng bọc theo quy định và phủ quốc kỳ.

Toàn bộ khu chùa nơi trang trọng nhất sư trụ trì đã dành để thờ phần cốt các liệt sỹ, đơn vị cử hẳn một người lo nhang khói không lúc nào được tắt. Chiều hôm sau chùa làm lễ cầu siêu cho hương hồn các liệt sỹ. Khoảng 5 ngày sau đơn vị điều 1 xe đưa hài cốt cùng số anh em về tỉnh đội Tây Ninh. Khi về đến thành phố Hồ Chí Minh anh Công đã mua vé đi Hà Nội, tin tức tìm được phần mộ 2 anh Liệt sỹ đã về đến đơn vị đến sân ga Hàng Cỏ Hà Nội đích thân Ban Giám Đốc và Ban Liên Lạc đơn vị Cục Chính Trị Quân Đội đã tổ chức lễ đón rước tại ga Hàng Cỏ Hà Nội và các sỹ quan chỉ huy đơn vị đưa 2 anh về địa phương. UBND xã nơi các anh cư trú đã làm lễ đón hài cốt và lễ truy điệu trọng thể.

Hiện giờ anh Công đã mất năm 2020, các cháu nội của liệt sỹ Thọ đã trưởng thành 4 cháu nội đã vào đại học các cháu luôn phát huy truyền thống của ông nội và gia đình. Vượt qua khó khăn của một đất nước sau chiến tranh người anh đã hy sinh phấn đấu nuôi bản thân, gia đình của người em và đã tìm được phần mộ của em trai mình là 1 điều may mắn.

VŨ TIẾN MINH

Vai trò của chính sách pháp luật tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

Lê Minh Hoàng